Trẻ bị nhiệt miệng và sốt: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ bị nhiệt miệng và sốt
[Bài được viết bởi Điều dưỡng viên] Dù không phải là bệnh quá nặng và khó chữa nhưng tình trạng trẻ bị nhiệt miệng và sốt thường khiến bố mẹ đứng ngồi không yên. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng REVIEW CẢ THẾ GIỚI tìm hiểu nhé.

Biểu hiện của nhiệt miệng và sốt ở trẻ

Đây là tình trạng mà niêm mạc miệng của trẻ bị lở loét, đôi khi còn xuất hiện ở lợi và lưỡi của trẻ từng mảng trắng khiến trẻ đau rát, nhất là khi ăn nên trẻ khi mắc bệnh này sẽ chán ăn, nhiều trẻ bỏ bú. Trẻ quấy khóc, không ngủ được vì đói,.. khiến bố mẹ hết sức mệt mỏi.

Trẻ bị nhiệt miệng
Trẻ bị nhiệt miệng

Trẻ thường xuyên chảy nước dãi, đầu lưỡi xuất hiện những vết hạt li ti, sau đó vài ngày thì to ra và vỡ bọng nước tạo thành vết loét.

Sốt là biểu hiện kèm theo khi trẻ bị nhiệt miệng nặng, kèm theo những hạch vùng cổ nếu tình trạng loét trở nên nặng hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt mồm và sốt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng:

  • Nguyên nhân cơ học: do trẻ bị va đập vùng miệng khiến niêm mạc bị dập sau đó vài ngày thì tiến triển thành vết loét do ăn thức ăn có muối, mắm,… làm cho chỗ dập bong tróc ra và tạo thành ổ loét
  • Do bệnh lý liên quan: ngoài những nguyên nhân đó thì khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng hay nấm miệng cũng khiến bị nhiệt, tuy nhiên sẽ có những tính chất khác nhau.
  • Do một số loại trái cây như: đu đủ, dứa,.. Một nguyên nhân tưởng chừng như vô lý vì đây là những loại quả được khuyến khích cho trẻ ăn thì tại sao lại gây nhiệt miệng. Mẹ phải hiểu rằng là mặc dù hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng cao tuy nhiên nếu ăn nhiều hoặc do cơ địa trẻ mà những loại thực phẩm này sẽ làm mất cân bằng enzym trong khoang miệng. Chính điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em.
Ăn dứa nhiều có thể gây nhiệt miệng
Ăn dứa nhiều có thể gây nhiệt miệng
  • Do đồ ăn nóng: với những trẻ đã bắt đầu ăn rồi thì việc vô tình trẻ ăn phải thức ăn hoặc nước uống nóng sẽ làm cho niêm mạc miệng bị bỏng nhiệt. Sau đó vết bỏng dập ra tạo thành vết loét khiến trẻ đau rát. Tùy theo cơ địa mà vết loét ngày càng lang rộng hay ăn sâu vào trong.
  • Do nguồn dinh dưỡng không đảm bảo từ việc ăn uống thiếu khoa học. Việc thiếu những vi chất như sắt, acid folic, vitamin B cùng khiến cho trẻ bị nhiệt miệng. Bởi vì khi thiếu những chất này sẽ làm cho niêm mạc miệng trẻ mỏng, kém sức bền và dễ bị kích ứng.
  • Do trẻ bị kích ứng bởi thành phần thuốc kháng sinh nào đó trong quá trình điều trị bệnh lý hiện mắc. Với những trẻ đang dùng thuốc nhưng có những biểu hiện nhiệt miệng, mẹ phải báo ngay với bác sĩ để xem lại thuốc đang dùng để hạn chế liều hoặc thay thế thuốc.

Bé bị nhiệt và sốt có phải bị tay chân miệng?

Rất nhiều mẹ khi con bị nhiệt miệng và sốt các mẹ thường có tâm lý lo lắng nghĩ rằng con bị tay chân miệng.

Khi con bị nhiệt miệng và sốt KHÔNG CHẮC CHẮN là con bị tay chân miệng nha các mẹ.

Khi trẻ bị tay chân miệng, trong khoang miệng sẽ xuất hiện các bọng nước sau đó vỡ ra thành những vết loét có đường kính từ 4 đến 8mm. Vết loét thường có ở vòng họng, niêm mạc miệng, lưỡi,… Đau rát, nhất là khi ăn và uống vì vậy trẻ thường sẽ bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc kèm theo sốt. 

Trẻ bị tay chân miệng
Trẻ bị tay chân miệng

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi loét miệng cũng bị tay chân miệng mà còn do những nguyên nhân đã nêu ở trên. Mẹ không nên quá hoang mang mà nên theo dõi thêm các triệu chứng khác của tay chân miệng như: nổi ban trên da, bọng nước ở lòng bàn chân tay,… để xem con có phải đang mắc tay chân miệng hay không.

Nếu trẻ không bị tay chân miệng, mà các vệt nhiệt không phải thành đốm tròn nhỏ mà là mảng loang rộng ở lưỡi hay khoang miệng thì khả năng bé bị nấm.

Theo kinh nghiệm của con Ad hồi 2 tuổi, bé có lần bị nhiệt miệng nhưng vết nhiệt loang lổ thành những đám trắng/ hồng đậm xen kẽ trong khoang miệng cả lưỡi và lợi. Lúc uống sữa nhìn rất rõ. Bé biếng ăn và hâm hấp sốt nữa. Đi khám thì bác sỹ nói bé bị nấm miệng có thể do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách hoặc do ti giả vệ sinh chưa sạch.

Trẻ bị nấm miệng
Trẻ bị nấm miệng

Cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt

Nhiệt miệng và sốt không phải là bệnh quá nguy hiểm ở trẻ, tuy nhiên để điều trị nhanh và hiệu quả nhất cho trẻ, mẹ cần thực hiện những cách xử lý sau.

Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh Hapacol 80
Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh Hapacol 80
  1. Việc đầu tiên là hạ sốt cho con. Khi trẻ bị sốt đến 38,5 độ C mẹ cần cho con uống hạ sốt (liều uống theo cân nặng, mỗi lần uống cách nhau tối thiểu 4 tiếng). Đối với những trẻ có tiền sử sốt co giật, mẹ cần theo dõi nhiệt và cho con uống kịp thời đề tránh xảy ra co giật.
  2. Tốt nhất là cho con đến khám bác sĩ để biết đúng nguyên nhân bệnh. Nhiệt miệng ở trẻ thường là do virus gây ra, nên mẹ tuyệt đối không tự ý đi mua kháng sinh về cho con uống, vì thật sự là không có hiệu quả mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tạm thời cho con nghỉ học hoặc nghỉ đi trẻ vài hôm để được nghỉ ngơi hoàn toàn dồn sức đẩy virus ra ngoài. Thường thì tầm 5 đến 7 ngày sẽ khỏi bệnh.
  3. Nếu con không phải do bị tay chân miệng thì không quá đáng lo. Mẹ có thể tham khảo một số những phương pháp sau đây để hỗ trợ trị nhiệt miệng cho con như sau:
  • Các loại trái cây như cam, bưởi, dứa,.. với thành phần chứa nhiều vitamin C và các vi chất giúp tăng đề kháng. Mẹ có thể cho con uống nước ép của các loại quả này để tăng sức đánh bật virus.
Trẻ nên bổ sung nước hoa quả
Trẻ nên bổ sung nước hoa quả
  • Ngoài ra, nước dừa cũng là một lựa chọn hay, vì có tính sát khuẩn, dịu mát là giảm sưng viêm. Dầu dừa có thể bôi lên vết loét miệng ngày hai đến ba lần trước khi ngủ, cũng đem lại hiệu quả tốt.
  • Nước ép rau mã đề, diếp cá, cà chua, húng quế, râu ngô,…với những thành phần tự nhiên có khả năng giảm đau, giảm đau, thanh nhiệt và dịu vết loét,.. giúp cho quá trình hồi phục trở nên nhanh hơn.
  • Nên vệ sinh bằng nước sôi các dụng cụ liên quan đến miệng như bàn chải, khăn xô, ti giả, bình sữa, và cả đồ chơi của bé. 
Vệ sinh đồ chơi cho bé
Vệ sinh đồ chơi cho bé
  • Ngậm một số loại nước có tính sát khuẩn như mật ong, cam thảo,.. ngày 2 lần. Mật ong có thể dùng để bôi lên vết loét, tuy nhiên với những trẻ dưới 12 tháng thì mẹ không được dùng mật ong cho con nhé.
  • Khi khi nấm miệng hoặc tình trạng vết nhiệt thông thường loét nặng hơn, bác sĩ sẽ kê cho trẻ một số loại thuốc bôi tại chỗ như gel 2% lidocain, nitrat bạc,.. đem lại hiệu quả tốt. Nên bôi trước ăn 1 tiếng để thuốc phát huy tác dụng vừa giảm đau để trẻ có thể ăn được.
    Gel bôi giúp giảm đau vết nhiệt miệng
    Gel bôi giúp giảm đau vết nhiệt miệng
  • Điều hết sức quan trọng là chế độ ăn. Vì khi bị nhiệt miệng trẻ thường bỏ ăn uống do đau miệng, nên rất dễ bị giảm thể trạng kéo theo sức đề kháng yếu sẽ lâu lành bệnh. Bởi vậy, mẹ nên xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn mềm, không mặn, cay. chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần trong ngày. Thức ăn để nhiệt nguội vì nếu nóng sẽ làm tổn thương vết loét nhiều hơn.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ bị nhiệt miệng và sốt

  • Vệ sinh răng miệng đúng, đủ và thường xuyên là cách giúp bé nhà bạn hạn chế tình trạng nhiệt miệng và sốt. Vì môi trường trong khoang miệng chứa nhiều cặn thức ăn, môi trường vốn ẩm ướt rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn virus xâm nhiễm và gây bệnh. Hằng ngày phải tập cho con thói quen đánh răng sau khi ăn, tối thiểu ngày 2 lần.
  • Vệ sinh ti giả, bàn chải đúng cách.
  • Rửa tay thường xuyên, tay là thứ trung gian vận chuyển thức ăn lên miệng đồng thời cũng là thứ cầm nắm mọi đồ vật. Cũng vì như vậy mà nó có thể mang nhiều vi khuẩn, trên tay bình thường nhìn có vẻ sạch không dính bẩn nhưng không thực tế nó có tới hàng tỉ vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được. 
Cho trẻ rửa tay thường xuyên
Cho trẻ rửa tay thường xuyên
  • Phòng ngừa các bệnh thủy đậu, tay chân miệng cũng là cách để trẻ không mắc bệnh nhiệt miệng và sốt. Trong số đó có thể tiêm vắc xin thủy đậu.
  • Giữ môi trường xung quanh trẻ lành mạnh, sạch sẽ, thoáng đãng. Đồ chơi của trẻ phải rửa tối thiểu 1 tuần 1 lần vì đó là thứ bé tiếp xúc nhiều nhất và cũng mang nhiều vi khuẩn nhất.

Review của các mẹ có con bị nhiệt và sốt

Mẹ Hotigi: “ Bé nhà mình cũng hay bị nhiệt miệng và sốt, thường thì 3 đến 5 ngày sẽ hết. Kinh nghiệm rút ra là phải giữ vệ sinh, ăn uống đồ mát, thanh nhiệt,.. là nhanh khỏi nhé các mẹ.”

Mẹ Tunglam0983: “ Bé nhà mình khi mọc răng cũng bị nhiệt miệng, mình cho bé uống canh bột sắn pha với đường cùng nước sôi nguội đánh tan, bột sắn rất mát, cho bé ăn mỗi ngày, được 2 ngày thì đỡ hẳn. Các mẹ hãy thử xem nhé.”

Mẹ Bodaivuong: “ Bé nhà mình đợt đó bị viêm hô hấp uống kháng sinh nhiều cũng bị nhiệt miệng, thế là mình xay nước diếp cá cho con uống, vài ngày sau không thấy con kêu đau miệng nữa. Nước diếp cá thật sự rất mát, hiệu quả lắm.

Trên đó là những chia sẻ về cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt mà REVIEW CẢ THẾ GIỚI tìm hiểu cũng như từ kinh nghiệm thực tế của các mẹ có con bị nhiệt miệng và sốt. Bạn có thể tham khảo, tuy nhiên khi phát hiện con bị nhiệt miệng hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay để được tham khám và điều trị hiệu quả nhé.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Phương Tâm & Admin tổng hợp và viết

(Từng công tác tại bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Đức- Quảng Nam)

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.