QUAN TRỌNG! Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật

Cách xử lý khi trẻ sốt

[Bài được viết bởi Điều dưỡng viên] Sốt co giật là tình trạng không bà mẹ nào muốn xảy ra với con mình. Cùng trang bị ngay thông tin về cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật.

Đối với những bà mẹ có con nhỏ  đặc biệt là những bà mẹ có con đầu lòng, chưa có bất kì một chút kinh nghiệm thực tế nào về chăm con, thì khi con ốm là cả một vấn đề khiến cho các mẹ hoang mang, lo lắng và dẫn đến nhiều hệ quả không đáng có. Trong số đó, sốt co giật là một trong những vấn đề bệnh lý hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Thấu hiểu được điều đó nên REVIEW CẢ THẾ GIỚI đã tìm hiểu và tham khảo từ chuyên gia y tế để mách cho các mẹ 6 cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật
Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật

Để xử lý tốt thì trước tiên chúng ta phải hiểu rõ sốt co giật là gì? Và biểu hiện của nó ra sao?

Sốt co giật là gì?

Sốt co giật là tình trạng rối loạn co giật khi nhiệt độ cơ thể lên cao từ 38 độ C, thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 60 tháng tuổi. Do hệ thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên dễ nhạy cảm khi nhiệt độ cơ thể tăng cao. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá lo lắng vì tiên lượng đa phần của những cơ sốt co giật nếu xử lý kịp thời thì thường là lành tính và không để lại di chứng.

Biểu hiện của sốt co giật là co giật toàn thân hoặc cục bộ, tùy mức độ thân nhiệt. Có trẻ sẽ co giật tay chân, mắt trợn ngược, người lạnh toát mặc dù thân nhiệt cao,kèm theo là sùi bọt mép,nói nhảm,mất hoặc giảm ý thức… Cũng có trẻ chỉ gồng cứng tay chân. Đặc biệt lưu ý là trong cơn co giật trẻ sẽ có triệu chứng khó thở do co thắt khí quản. Tùy theo mức độ nếu co giật đơn giản sẽ kéo dài dưới 5 phút nhưng nếu phức tạp sẽ kéo dài từ 15 đến 20 phút.

Khi sốt cao bao nhiêu độ trẻ dễ bị sốt co giật?

Thường co giật sẽ xuất hiện ở ngưỡng nhiệt độ từ 39 độ C, tuy nhiên mức nhiệt này cũng tùy theo cơ địa của mỗi trẻ là khác nhau có trẻ sốt trên 38 độ C là đã xuất hiện cơn co giật. Cũng có trẻ 40 độ vẫn không có biểu hiện co giật (Do cơ địa trẻ không bị co giật). Vì vậy, các mẹ hãy chú ý, theo dõi nhiệt con thường xuyên khi con sốt (10-15 phút/lần) và chú ý ngưỡng nhiệt độ xuất hiện cơn co giật của con, vì trẻ co giật lần 1 có thể sẽ xảy ra lần 2, lần 3,..

> Xem ngay bài viết: Trẻ em bị co giật nhưng không sốt và những thông tin cần biết

6 Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật

1.Làm gì khi trẻ bị sốt co giật? Đối với trẻ sốt co giật ở nhiệt độ từ 38-38.5 độ C, cho trẻ nằm nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, tắt điều hòa, quạt. Loại bỏ những vật sắt nhọn xung quanh để tránh làm tổn thương trẻ khi co giật. Trong cơn co giật, chân tay trẻ sẽ lạnh nhưng thân nhiệt cao, do đó không được ủ ấm, đắp chăn cho trẻ. Lưu ý đo thân nhiệt cho trẻ 10-15 phút 1 lần.

2. Nếu sau khi thực hiện cách thứ nhất mà thân nhiệt trẻ vẫn tăng cao và chưa có dấu hiệu dừng (từ 38.5 độ C) trở lên hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol tùy theo cân nặng mà cho trẻ uống liều từ 10-15mg/1kg cân nặng, nếu đang trong cơn co giật thì dùng thuốc hạ sốt dạng viên đạn nhét hậu môn.(Vì nếu uống sẽ rất dễ gây sặc.Lưu ý với thuốc hạ sốt dùng cách 4 giờ một lần) theo dõi thân nhiệt của trẻ.

3. Từ 39 độ trở lên, khi trẻ em sốt cao co giật phải xử lí hạ sốt tích cực. Dùng paracetamol liều như trên, kèm theo chườm ấm tích cực. Chườm 5 khăn ở 5 vị trí: trán, hai bẹn, hai nách. Lưu ý khăn giặt nước ấm và phải vắt ráo vì nếu chườm bằng nước mát hoặc khăn quá ướt sẽ làm cơ thể trẻ bị sốc nhiệt (trong nóng ngoài lạnh). Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, tư thế nghiêng đầu một bên để tránh đờm giải chảy ngược vào khí quản gây tắt đường thở. Tiếp tục theo dõi nhiệt 10-15 phút 1 lần.

Thuốc hạ sốt hỗ trợ trường hợp trẻ sốt cao co giật
Thuốc hạ sốt hỗ trợ trường hợp trẻ sốt cao co giật

4. Có những trẻ đã dùng thuốc hạ sốt nhưng 2 tiếng sau vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt có khi còn tăng thêm thì có thể dùng xen kẽ thuốc hạ sốt ibuprofen. Tuy nhiên, nên cân nhắc khi sử dụng thuốc này vì có nhiều tác dụng phụ không mong muốn và nên dùng theo chỉ định bác sỹ. Kèm theo vẫn chườm ấm và cho trẻ nằm nơi thoáng mát.

Thuốc hạ sốt hỗ trợ trường hợp trẻ sốt cao co giật
Thuốc hạ sốt hỗ trợ trường hợp trẻ sốt cao co giật

5. Trường hợp khi trẻ có biểu hiện co cứng hàm, các mẹ nên lấy khăn sạch quấn lại và cho trẻ ngậm tránh trường hợp cắn vào lưỡi. Nhớ là không được chặn bằng vật cứng (muỗng…) sẽ làm tổn thương miệng của trẻ. Khi trẻ co giật, cho trẻ nằm trên giường rộng (mặt phẳng rộng) đề phòng trường hợp trẻ bị ngã va đập, không được giữ chân tay trẻ sẽ gây gãy chân tay của trẻ.

6. Nhiều trường hợp co giật phức tạp có thể kéo dài từ 15-20 phút, trong trường hợp này, nếu ở bệnh viện trẻ sẽ được xử lý cho thở oxi 6-10 lít/phút. Kèm theo là bơm diazepham bằng đường hậu môn liều lượng tùy theo cân nặng và độ tuổi của trẻ.( cách này chỉ được sử dụng ở bệnh viện, khuyến cáo người nhà không nên áp dụng, nhưng nên tham khảo để hiểu biết thêm.

Trên đó là những cách xử lý khi trẻ bị sốt cao co giật, tuy nhiên các bố mẹ hãy chú ý khi con bị sốt co giật để đem trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất có thể. Đây là một bệnh lý hầu hết có tiên lượng là lành tính, tuy nhiên nếu xử lý không đúng cách (trẻ bị sặc, nghẽn đường thở trong lúc co giật, hoặc bị rơi xuống đất, va chạm vật cứng trong lúc co giật) cũng sẽ để lại những di chứng đáng tiếc.

Những lưu ý khi trẻ bị sốt co giật mà không phải ai cũng biết

Bệnh lý này có tính di truyền, nếu ba mẹ có con đầu đã có triệu chứng sốt co giật này thì những đứa con sau hãy để ý khi con sốt. Mỗi đứa trẻ sẽ có ngưỡng nhiệt độ sốt co giật khác nhau nên hãy theo dõi con khi sốt để tác động hạ sốt kịp thời. Sau khi trẻ vừa hết cơn co giật, không được cho trẻ ăn, uống bất cứ gì, vì có thể dẫn đến sặc, tắt đường thở.

Theo dõi kỹ tình trạng khi trẻ sốt co giật

Lưu ý, thuốc động kinh không có tác dụng trong cơn sốt co giật. Vì thế, các mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG sử dụng thuốc động kinh để cắt cơn co giật cho con! Khi đo nhiệt độ trong cơn co giật, nên đưa vào đo ở hậu môn (đưa đầu nhọn của nhiệt kế vào hậu môn trẻ) để đo nhiệt độ nhanh hơn, lưu ý nhiệt độ hậu môn thì không cộng thêm 0,5 như ở nách hay miệng. 

Điều đặc biệt quan trọng là ba mẹ, người nhà phải hết sức bình tĩnh. Không được vác trẻ chạy cấp cứu trong lúc trẻ đang co giật sẽ rất nguy hiểm. Thông thường cơn co giật sẽ hết trong vòng 2-3 phút, dù vậy vẫn có những cơn co giật 15-20p trong trường hợp đó, cứ bình tĩnh xử lý cho trẻ đồng thời một người nhà khác chuẩn bị phương tiện hoặc gọi cấp cứu để đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

Vậy thì có cách nào để đề phòng trẻ sốt co giật hay không?

Câu trả lời là “Có”.

Cách phòng tránh để trẻ không bị sốt co giật:

  1. Chăm sóc con cẩn thận tránh để bị sốt
  2.  Theo dõi con để phát hiện sớm khi con bị sốt
  3. Trong lúc con sốt thì nên cho con uống nhiều nước lọc, hoa quả, trẻ còn bú thì cho bú tích cực.
  4. Mặc đồ thoáng mát, rộng rãi khi con sốt.
  5. Khi trẻ sốt >38,5 độ C thì phải dùng thuốc hạ sốt
  6. Chườm ấm 5 vị trí trán, 2 bẹn, 2 nách bằng khăn nước ấm vắt ráo
  7. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Hầu hết sốt co giật sẽ hết khi trẻ lớn lên ( từ 6 tuổi trở lên) khi hệ thần kinh của trẻ phát triển hoàn thiện. Vì vậy, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần theo dõi con khi sốt và xử lý đúng cách.

Hi vọng 6 cách xử lý trẻ sốt co giật mà REVIEW CẢ THẾ GIỚI đã gửi đến có thể giúp các mẹ áp dụng thành công và giúp con vượt qua cơn sốt co giật an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.

Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của REVIEW CẢ THẾ GIỚI để có thể bỏ túi những mẹo nhỏ để giúp nuôi con vui khỏe nhé các mẹ!

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Phương Tâm

(Từng công tác tại bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Đức- Quảng Nam)

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.