QUAN TRỌNG: Trẻ em bị co giật nhưng không sốt và những thông tin cần biết

Trẻ bị bị giật nhưng không sốt

[Bài được viết bởi Điều dưỡng viên] Trong hành trình cùng con phát triển, tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt là một vấn đề khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Nếu bạn đang có con nhỏ hoặc sắp sửa chào đón thiên thần của mình thì đây là bài viết mà bạn nên đọc

.

Trẻ bị co giật và trẻ bị sốt co giật có phải giống nhau?

Câu trả lời là “Không”.

Thoạt nhìn thấy tình trạng co giật và sốt co giật ở trẻ nhiều người sẽ nghĩ là nó giống nhau. Nhưng không, đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

>> Đọc thêm về bài viết: Sốt co giật và cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật tại đây

Bài này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tình trạng em bé co giật nhưng không sốt.

Co giật không do sốt ở trẻ em là gì?

Co giật ở trẻ là biểu hiện mất kiểm soát tạm thời về  vận động, ý thức, cảm giác của trẻ. Do sự phóng điện bất thường của hệ thần kinh, hay nói cách khác là do não bị tổn thương, rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn chức năng. Đây là một trường hợp cấp cứu ở trẻ, cơn co giật này có thể kéo dài trên 30 phút, nhiều cơn co giật liên tiếp và không trở lại bình thường. Có thể co giật toàn thân hoặc chỉ một bên chân ,tay của trẻ, trẻ lơ mơ, mắt trợn ngược, có thể sùi bọt mép…

Không phải cơn co giật không do sốt nào cũng gọi là động kinh

Động kinh là một dạng của bệnh lý thần kinh, kéo dài đến khi trẻ trưởng thành. Có trẻ bị động kinh thường xuyên mỗi ngày, nhưng cũng có trẻ chỉ bị đôi lần trong một năm.

Dựa vào nguyên nhân, động kinh được chia ra làm 2 loại:

  • Động kinh vô căn: có yếu tố gia đình, di truyền, trẻ phát triển bình thường,đáp ứng điều trị và tiên lượng tốt
  • Động kinh có nguyên nhân: do bệnh lý về não, trẻ phát triển không bình thường, đáp ứng điều trị và tiên lượng xấu.

Có một điều mà bố mẹ nên lưu ý là không phải cơn co giật không do sốt nào cũng quy về bệnh động kinh. Mà còn do các bệnh lý và tình huống khác như sau.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật ở trẻ

  1. Do tình trạng chu sinh tức là trước khi sinh 12 tuần và sau sinh 1 tuần não của trẻ có dị dạng bẩm sinh,nhiễm trùng bào thai, thiếu máu, thiếu oxi não, chấn thương khi ở trong bụng mẹ.
Trẻ bị thiếu chất từ trong bụng mẹ
Trẻ bị thiếu chất từ trong bụng mẹ
  1. Tổn thương thực thể hệ thần kinh, chấn thương đầu, đụng, dập não, xuất huyết não, sang chấn sản khoa, tắc mạch máu não do bệnh tim bẩm sinh, hội chứng đa u xơ, u não.
  2. Rối loạn chuyển hóa do trẻ bị thiếu hụt các loại enzym, receptor,… tặng đường huyết, hạ đường huyết và thiếu vitamin B6.
  3. Ngộ độc: chì, hóa chất hữu cơ, cocain, thuốc diệt chuột,…
  4. Co giật do các bệnh lý: viêm mạch máu, bệnh não do gan,suy thận, lupus,…
  5. Co giật mãn: động kinh có thể do di truyền và do bệnh lý về hệ thần kinh, có thể kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.

Ngoài ra còn có cơn co giật giả khi trẻ không sốt, cụ thể như sau:

  1. Ở trẻ sơ sinh: có thể do run cơ,giật cơ, hành vi kích thích,… đây là những cơn động cơ lành tính, thường xuất hiện vào ngày thứ 5 sau sinh, mỗi cơn kéo dài từ 1-3 phút.
Không sốt nhưng có cơn co giật giả ở trẻ sơ sinh
Không sốt nhưng có cơn co giật giả ở trẻ sơ sinh
  1. Trẻ khóc ngất dẫn đến ngưng thở cũng có thể dẫn đến co giật do thiếu oxi tạm thời lên não.
  2. Trẻ lớn có thể co giật do rối loạn giấc ngủ, rối loạn vận động kịch phát.
  3. Co giật do tâm lý: hoảng loạn, cơn tức giận,..

Cơn co giật có ảnh hưởng đến sự phát triển não không?

Nếu cơn co giật do bệnh lý từ não, hệ thần kinh và các bệnh lý liên quan hay tổn thương thực thể não (do sang chấn, khuyết tật não bẩm sinh,..), hay để các cơn co giật kéo dài quá lâu và liên tục thì sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ. Tuy nhiên phần lớn những cơn co giật của trẻ không ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ.

Tình trạng trẻ co giật nhưng không sốt có điều trị được không?

Đối với những cơn co giật thông thường thì sẽ tự hết sau 1-3 phút, nếu kéo dài bác sỹ sẽ cho sử dụng thuốc cắt cơn co giật (diazepham, lorazepham,, midazolam,…). Chủ yếu điều trị triệu chứng, tức là khi nào lên cơn động kinh thì mới tác động.

Một trong những loại thuốc chữa động kinh
Một trong những loại thuốc chữa động kinh

Còn đối với những cơn co giật do nguyên nhân bệnh lý, thì ngoài điều trị triệu chứng còn điều trị bệnh lý nguyên nhân.

Riêng đối với bệnh động kinh thì cần chữa và hoàn toàn có thể chữa được bằng biện pháp phẫu thuật hoặc uống thuốc kháng động kinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách xử lý khi trẻ bị co giật nhưng không sốt

Cách xử lý khi trẻ bị co giật nhưng không sốt
Cách xử lý khi trẻ bị co giật nhưng không sốt
  1. Đặt trẻ nằm trên mặt phẳng, thoáng đãng loại bỏ vật sắt nhọn, tránh va đập khi xảy ra cơn co giật, tạo không gian tránh vây xung quanh trẻ chiếm hết oxi của trẻ.
  2. Tháo lõng quần áo cho trẻ dễ thở.
  3. Cho trẻ nằm tư thế nghiêng đầu sang một bên tránh để đờm giải chảy ngược vào khí quản gây tắc đường thở.
  4. Kê một cái gối mềm dưới đầu, nghiêng lưng trẻ cho dễ thở.
  5. Theo dõi thời gian co giật trên 6 phút phải gọi cấp cứu và đưa trẻ vào viện.

Những lưu ý khi xử lý trẻ bị co giật

  1. Không chặn , đè tay chân trẻ trong cơn co giật, sẽ làm trẻ bị gãy chân tay
  2. Không dùng vật cứng như muỗng chặn miệng bé (tránh cắn lưỡi) vì sẽ gây tổn thương răng miệng.
  3. Không hô hấp nhân tạo cho trẻ trong cơn co giật, dù khó thở nhưng trẻ vẫn tự thở được.
  4. Không vác trẻ chạy đến bệnh viện ngay trong cơn co giật
  5. Đối với những trẻ lần đầu bị co giật thì sau cơn co giật nên đưa trẻ đến bệnh viện để xác định nguyên nhân. Còn nếu trẻ đã được chẩn đoán trước đó,sau cơn co giật nếu trẻ vẫn lơ mơ, mất ý thức thì hãy đem trẻ đến bệnh viện còn nếu trẻ bình thường trở lại thì không cần.
  6. Điều quan trọng là ba mẹ nên bình tĩnh, để xác định và xử lý đúng cách để con an toàn vượt qua cơn co giật nhanh và hiệu quả.

Cách phòng tránh tình trạng em bé có cơn co giật nhưng không sốt

  1. Để ngừa những trường hợp co giật chu sinh thì khi mang thai các mẹ nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết bảo vệ con khi trong bào thai. Tránh những chấn thương không đáng có. Khi dùng thuốc trong thời kì thai nghén thì nên tham khảo ý kiến từ bác sỹ, theo dõi thai kì thường xuyên.
  2. Giữ con an toàn, không được để con té ngã ảnh hưởng đến đầu, sẽ gây tổn thương não.
  3. Giữ cho trẻ môi trường phát triển lành mạnh những tác động tâm lý tiêu cực cũng gây nên tình trạng co giật.
  4. Đối với những trẻ đã được chẩn đoán động kinh, có dùng thuốc theo chỉ định bác sỹ thì hãy tuân thủ phát đồ điều trị của bác sỹ để trẻ đáp ứng điều trị.

Trên đó là những thông tin cần thiết về tình trạng co giật nhưng không sốt và cách xử lý ở trẻ, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bố mẹ trong trường hợp cần thiết.

Hãy để  REVIEW CẢ THẾ GIỚI đồng hành cùng bố mẹ trong hành trình nuôi con khôn lớn nhé !

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Phương Tâm

(Từng công tác tại bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Đức- Quảng Nam)

Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.