HOT: Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 - 2 tháng tuổi
[Bài được viết bởi Điều dưỡng viên] Khi con mới được một đến hai tháng tuổi nhưng lại bị tình trạng ho đờm đôi khi còn dẫn đến nghẹt mũi, khó thở khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Yên tâm, đã có REVIEW CẢ THẾ GIỚI chỉ bạn cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi nhé!

Biểu hiện của trẻ sơ sinh 1- 2 tháng tuổi ho có đờm

Đó là tình trạng khi trẻ 1 đến 2 tháng tuổi bị ho đờm kèm dãi ở cổ họng đôi khi còn có trong khoang mũi. Khiến trẻ khò khè, khó thở, thậm chí còn nôn và buồn nôn mỗi khi ho. Về đêm và sáng sớm thì tình trạng đờm và ho càng trở nên nặng hơn khiến trẻ quấy khóc, ngủ không yên giấc.

Đi kèm với những triệu chứng đó là trẻ trở nên biếng ăn, không muốn bú mẹ và không tăng cân,… 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh 1, 2 tháng tuổi bị ho đờm 

Trẻ bị viêm tiểu phế quản
Trẻ bị viêm tiểu phế quản

Trước khi tìm hiểu cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi, phụ huynh cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng đó là gì?

Trẻ sơ sinh là đối tượng có sức đề kháng yếu vì thế rất dễ bị tác động và xâm nhập bởi các vi khuẩn virus và những tác nhân khác từ bên ngoài. Trong đó đường hô hấp là một trong những nơi dễ gây các bệnh như: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, cảm cúm, cảm lạnh,..

Những bệnh này sẽ gây ra tình trạng ho đờm ở trẻ sơ sinh do kích thích đường hô hấp tiết ra chất dịch nhầy, chất này tiết ra với mục đích tốt để ngăn ngừa vi khuẩn virus xâm nhập nhưng lượng nhiều và trẻ không khạc được nên gây tác dụng ngược.

Một nguyên nhân khác là do bé bị sổ mũi, nhầy ở mũi trôi xuống cổ họng và khiến cho bé bị ho đờm. 

Ngoài những lý do về tác động bệnh lý nêu trên, ở trẻ sơ sinh một đến hai tháng tuổi đường hô hấp còn non yếu nên việc tiết ra chất dịch nhầy không được kiểm soát như ở người lớn, cũng là nguyên nhân khiến trẻ ho đờm.

Trẻ sơ sinh 1- 2 tháng tuổi ho có đờm có nguy hiểm không?

Ho đờm khiến trẻ khó chịu, khó thở
Ho đờm khiến trẻ khó chịu, khó thở

Việc trẻ ho có đờm không liên quan đến bệnh lý nêu trên đa số đều là bình thường và phổ biến với các trẻ ở độ tuổi này nên bố mẹ cũng không có gì phải quá lo lắng. 

Tuy nhiên, việc ho đờm khiến trẻ khó chịu, khó thở, nhất là liên quan đến nguyên nhân bệnh lý thì sẽ nguy hiểm. Hơn nữa trẻ còn nhỏ nên không đủ lực và cổ họng trẻ còn yếu nên không thể khạc được đờm ở đó ra được, khiến trẻ bị ho kéo dài, đôi khi còn gây nôn và buồn nôn, mất sức, bỏ ăn,.. ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Do vậy, bố mẹ phải tìm cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi.

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 đến 2 tháng tuổi

Việc đầu tiên, mà các mẹ nên làm là phải đưa con đến bác sĩ khi phát hiện con có những triệu chứng ho đờm. Vì trẻ sơ sinh một đến hai tháng tuổi còn quá nhỏ, nên việc chúng ta tự ý tác động lên cơ thể con khi mà chưa hiểu hết về cơ thể con là vô cùng nguy hiểm.

Đưa trẻ đi thăm khám bác sỹ
Đưa trẻ đi thăm khám bác sỹ

Tiếp theo là có những mẹo nhỏ sau mà các mẹ có thể áp dụng để hỗ trợ giúp con mau hết ho đờm như sau:

  • Giữ ấm phần cổ họng cho trẻ sẽ hạn chế tình trạng ho, nhất là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ xuống thấp.
  • Cho trẻ bú mẹ tích cực: Với trẻ sơ sinh sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn hảo với lượng dinh dưỡng và kháng thể ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn virus, đặc biệt trong sữa mẹ có nhiều nước sẽ giúp loãng và tiêu đờm. Do vậy, khi mẹ cho trẻ bú nhiều, sẽ giúp trẻ nhanh hết ho đờm.
  • Bên cạnh đó, khi trẻ bị ho đờm, đờm đặc thì mẹ có thể cho trẻ xông hơi bằng cách nấu nước lá chanh sả, để nồi nước vào phòng tắm, sau đó mẹ bế trẻ vào cùng ngồi trong phòng tắm kín gió khoảng 5 phút, hơi ấm sẽ làm chất đờm loãng ra và trẻ có thể ho ra được. Đây cũng là cách giúp hỗ trợ chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi. Tuy nhiên phải chú ý phòng tắm lúc xông không được quá ngột ngạt, thiếu oxy. 
  • Xông tinh dầu tràm trong phòng ngủ: Tinh dầu tràm với tính chất diệt khuẩn, làm ấm cũng khiến cho tình trạng ho đờm của trẻ tiến triển tốt hơn. Mẹ có thể dùng các loại máy xông tinh dầu trên thị trường, nhỏ vài giọt tinh dầu để xông trong phòng. Thời điểm thích hợp là vào buổi tối khi cho trẻ đi ngủ. Điều này còn làm cho môi trường phòng ngủ của trẻ sạch và diệt bớt vi khuẩn có hại. Chú ý khi xông phòng kín gió nhưng không được ngột ngạt, vẫn phải đảm bảo không khí lưu thông. 
Một số loại tinh dầu tràm bán trên thị trường
Một số loại tinh dầu tràm bán trên thị trường

Ngoài ra xông tinh dầu chàm có thể chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả.

  • Tạo cho trẻ môi trường không khí có độ ẩm vừa phải. Nhiều mẹ cho trẻ nằm điều hòa, mặt dù nhiệt độ điều hòa được điều chỉnh phù hợp để chúng ta thấy dễ chịu, nhưng cũng vì thế mà khi bật điều hòa không khí trong phòng sẽ khô hơn, khiến cho trẻ khi hít không khí khô vào sẽ làm tình trạng ho đờm nặng hơn. Vậy nên, với trẻ nhỏ thì không nên dùng điều hòa nhiều.
  • Vỗ lưng long đờm cho trẻ: Cho trẻ nằm tư thế an toàn, nằm trên giường cứng, nghiêng qua một bên, đầu không gối, có thể lót khăn mỏng mềm trên đầu cho trẻ dễ nằm. Mẹ khum bàn tay lại vỗ rung từ vị trí giữa lưng, hai bên cột sống, hướng lên phía trên cổ (vị trí của phổi).
Hướng dẫn vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh
Hướng dẫn vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh

Lực vỗ nhẹ nhàng, dứt khoát, tạo thành từng nhịp để đờm ở phổi long ra, đẩy từ dưới lên miệng. Vỗ liên tục trong vòng 3 phút, có thể lặp lại vài lần trong ngày. Sau khi vỗ xong thì bế trẻ lên tư thế an toàn, để trẻ ho ra đờm. 

  • Khi trẻ bị sổ mũi gây ra ho đờm, mẹ có thể nhỏ 3 đến 5 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ và dùng máy hút dịch nhầy của mũi. Tuy nhiên, thao tác này cần được hướng dẫn bởi nhân viên y tế vì nếu không biết cách làm sẽ nguy hiểm cho trẻ.
  • Nâng cao gối cho trẻ khi ngủ. Tình trạng ho đờm của trẻ thường nặng hơn về đêm, lúc trẻ đi ngủ, khiến trẻ khó chịu, khó thở và không ngủ được. Vậy nên, tạo cho trẻ tư thế nằm thoải mái, nâng cao gối một chút, giúp thông thoáng đường thở cũng giúp tình trạng thở của trẻ cải thiện, bớt nghẹt bởi đờm.

Những lưu ý khi chữa cho trẻ sơ sinh một đến hai tháng tuổi bị ho đờm

Không vì sợ bé bị lạnh mà mặc quá nhiều áo dày cho bé, cần kiểm tra xem có phù hợp với thời tiết không. Tránh trường hợp khiến bé quá nóng và ra nhiều mồ hôi lưng, dễ gây tình trạng viêm phổi. 

Không tự ý đi mua kháng sinh cho trẻ
Không tự ý đi mua kháng sinh cho trẻ
  1. Vỗ rung chỉ áp dụng cho ho đờm, không làm cho trẻ bị ho khan. Khi vỗ rung chỉ vỗ rung phần phổi, vỗ nhẹ, không được vỗ rung ở phần nội tạng khác.
  2. Mẹ tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh cho con. Trẻ 1 đến 2 tháng tuổi còn quá nhỏ để dùng thuốc, nếu có chỉ được dùng thuốc long đờm mà bác sĩ kê và tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng. Trẻ sơ sinh không phải là cơ thể người lớn thu nhỏ nên không được chia từ liều thuốc của người lớn sang cho con.
  3. Trẻ sơ sinh một đến hai tháng tuổi thức ăn duy nhất là sữa mẹ, tuyệt đối không tự ý cho con uống các loại nước lá theo dân gian, nếu sử dụng cần có sự tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu không sẽ vô cùng nguy hiểm.
  4. Một điều mà quan trọng không kém là mẹ phải thiết lập chế độ ăn của mình phù hợp để cho con có một nguồn sữa chất lượng. Vì với trẻ sơ sinh một đến hai tháng tuổi sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là “thần dược”.

Những tháng đầu đời của con là vô cùng quan trọng, do vậy mẹ cần chú ý những thay đổi bất thường của con để can thiệp kịp thời. Với những thông tin cơ bản về cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi ở trên, REVIEW CẢ THẾ GIỚI hy vọng các mẹ sẽ có thêm những mẹo nhỏ và bớt hoang mang trong hành trình phát triển cùng con.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Phương Tâm tổng hợp và viết

(Từng công tác tại bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Đức- Quảng Nam)

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.