Khi nào cần sử dụng thuốc xông mũi họng tại nhà? Thuốc xông mũi họng tại nhà có những loại nào tốt nhất trên thị trường hiện nay? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được Reviewcathegioi giải đáp qua bài viết sau.
Contents
Đối tượng có thể xông mũi họng tại nhà
Thuốc xông mũi họng hiện đang được sử dụng rất phổ biến, mọi đối tượng, độ tuổi đều có thể sử dụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc xông mũi họng tại nhà cho trẻ em, nhưng cần phải có tư vấn và chỉ định của bác sĩ nhi khoa, bất kể bạn dùng thuốc tây y hay thảo dược cho bé. Thông thường, đối với những bé bị hen suyễn thì sẽ cần phải dùng thuốc xông mũi họng thường xuyên hơn.
Khi nào dùng thuốc xông mũi họng tại nhà và tác dụng
Trong quá trình xông hơi, hơi thuốc sẽ bốc lên dưới dạng hơi sương, đi vào xoang mũi, họng và phát huy tác dụng trực tiếp vào vị trí bị viêm nhiễm. Trong khi đó, nếu sử dụng các loại thuốc uống thì nó cần thời gian để ngấm qua dạ dày, vào máu rồi mới tác động tới chỗ bị viêm nhiễm.
- Khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng, niêm mạc mũi của bệnh nhân sẽ bị kích ứng khi gặp những chất dị nguyên như mạt bụi, lông thú, nấm mốc… Khi đó, người bệnh sẽ bắt đầu có các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi…Thuốc xông mũi họng làm dịu lớp niêm mạc mũi, loãng dịch mũi, lưu thông đường thở.
- Với những bệnh nhân bị co thắt khí quản, khi mắc các bệnh như hen suyễn, thì xông thuốc sẽ làm giãn phế quản, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy dễ thở hơn.
- Khi bị viêm phổi tắc nghẽn, xông mũi họng cũng làm giảm đờm hiệu quả cho các bệnh nhân viêm phổi. Nhất là khi bệnh mới ở mức độ nhẹ thì xông mũi sẽ thu được kết quả cao hơn.
Thuốc xông mũi họng tại nhà có những loại nào?
Ngày nay, các loại thuốc xông mũi họng tại nhà đã được áp dụng rộng rãi với nhiều loại khác nhau. Theo đó, có 2 loại thuốc xông mũi họng chính là Tây y và các loại thảo dược.
Với những loại thuốc Tây y, phổ biến hiện nay phải kể đến: Thuốc argyrol, ephedrin, naphazolin và gentamycin… với công dụng chính là làm giãn phế quản, long đờm, làm thông thoáng khí quản. Và các loại thuốc này chủ yếu được sử dụng thông qua máy khí rung tại chỗ. Bên cạnh đó có các loại thuốc đông y, hay bài thuốc dân gian khá dễ thực hiện.
Thông tin cụ thể các loại thuốc xông mũi họng tại nhà phổ biến như sau:
Xông mũi họng tại nhà bằng nước muối sinh lý
Đối với trẻ sơ sinh thường bị tắc đờm thì nước muối sinh lý sẽ được dùng như một loại thuốc xông cho trẻ. Xông bằng nước muối sinh lý khá lành tính, tuy nhiên bạn chú ý nên mua loại có xuất xứ rõ ràng, mua tại địa chỉ uy tín.
Với người lớn thì xông bằng nước muối sinh lý chỉ có tác dụng phần nào với những triệu chứng nhẹ như sổ mũi hay ho nhẹ. Với những trường hợp nặng thì xông mũi họng bằng nước muối sinh lý chỉ là một biện pháp phụ trong quá trình điều trị. Cần dùng đến thuốc Tây được đề cập như bên dưới.
Thuốc Tây xông mũi họng tại nhà
Trên thị trường hiện nay, những trường hợp bệnh bị hen hoặc viêm phế quản thể hen, thì xông mũi họng hay còn gọi là dùng “khí dung” là một trong những biện pháp hiệu quả mà bác sĩ hay kê. Thuốc khí dung trong trường hợp này thường là kết hợp trộn 2 loại sau đây với nhau:
- Pulmicort Respules: Có tác dụng giãn phế quản, dùng để cắt cơn hen hoặc dùng làm thuốc dự phòng để kiểm soát người có dấu hiệu bị hen hay viêm phế quản thể hen
- Dung dịch khí dung trị hen Ventolin Nebules: Có tác dụng điều trị co thắt phế quản, giúp giãn đường thở từ đó tăng lượng không khí lên phổi dễ dàng hơn. Thuốc dùng điều trị bệnh hen phế quản hoặc viêm phế quản mãn tính.
Như đã nói ở trên,nếu để làm thuốc dự phòng thì bác sĩ thường kê cho bệnh nhân xông mũi họng tại nhà bằng Pulmicort Respules. Với điều trị viêm phế quản thể hen, thường pha kết hợp 2 loại với nhau cả Pulmicort Respules và Ventolin Nebules cùng một phần nhỏ nước muối sinh lý.
Trên đây chỉ là vài trong số rất nhiều loại thuốc tây khí dung trên thị trường. Việc sử dụng thuốc Tây xông mũi họng tại nhà cần phải theo chỉ định của bác sĩ từ loại thuốc, cách sử dụng và liều lượng.
Xông mũi họng bằng tinh dầu
Hiện nay, một số loại tinh dầu chiết suất từ chanh, sả và tràm trà đều phát huy công dụng rất tốt trong việc ức chế viêm nhiễm, làm dịu niêm mạc mũi và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Sử dụng các loại tinh dầu này, bạn sẽ cảm nhận các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi được giảm đi đáng kể. Bạn có thể mua tinh dầu trên shopee nhưng nhớ chọn loại uy tín rõ nguồn gốc.
Bài thuốc xông mũi họng tại nhà bằng trầu không
Trầu không là thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc dân gian từ xưa đến nay. Với các đặc tính nổi bật về kháng khuẩn và chống viêm, trầu không là một loại thuốc xông chữa viêm mũi họng hiệu quả. Xông mũi với trầu không vừa làm khai thông đường thở, vừa ngăn ngừa sự kích ứng ở niêm mạc mũi.
Bài thuốc xông mũi họng tại nhà bằng cây hoa ngũ sắc
Theo các nhà khoa học, cây ngũ sắc có chứa những hoạt chất chống viêm, giảm kích ứng hiệu quả. Tuy nhiên, trong những lần đầu dùng cây hoa ngũ sắc xông mũi họng bạn có thể sẽ thấy hơi bỏng rát, thậm chí còn có thể tăng tiết dịch mũi. Nhưng sau đó đường thở của bạn sẽ thông thoáng hơn nhờ dịch mũi đã bị tống hết ra ngoài.
Cách dùng thuốc xông mũi họng tại nhà
Xông bằng máy
Có nhiều loại máy xông mũi họng tại nhà, hay còn gọi là máy khí dung. Cách sử dụng máy như sau:
- Bước 1: Bạn cho dung dịch/ thuốc khí dung tại nhà vào cốc đựng của máy.
- Bước 2: Sau đó nối mặt nạ hay ống thở vào cốc đựng thuốc xông mũi họng.
- Bước 3: Cho mặt nạ lên mặt vị trí áp trọn mũi và miệng rồi bắt đầu bật máy. Trong quá trình xông nên hít thở mạnh bằng miệng để đạt hiệu quả cao nhất.
Người bệnh mua máy để sử dụng tại nhà cùng những loại thuốc xông mũi họng thì nên hỏi qua ý kiến tư vấn của bác sĩ về liều lượng. Trong hoàn cảnh nào cũng không được tự ý dùng thuốc, đặc biệt là corticoid và kháng sinh. Bởi nếu không biết cách sử dụng sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, nhiều loại thuốc xông họng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Dù cho là tinh dầu cũng không nên lạm dụng vì sẽ dễ khiến bạn bị nghiện hoặc làm giảm khứu giác.
Phương pháp xông họng từ dân gian
Ngoài cách xông mũi tại nhà bằng máy, bạn có thể sử dụng thuốc xông mũi họng tại nhà theo phương pháp dân gian.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn bỏ lá vào nồi nước, đậy kín, đun đến khi sôi thì đem ra xông mũi họng. Trong quá trình xông mũi họng, bạn nên mở nắp nồi dần dần và hít hơi từ một khoảng cách vừa phải, tránh bị bỏng, sau đó thở ra bằng đường miệng! Bạn chỉ cần xông từ 10 – 15 phút là được. Cách này sẽ giúp làm giảm viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, đau họng rất tốt.
Những lưu ý khi dùng thuốc xông mũi họng tại nhà
Sử dụng thuốc xông trị viêm mũi dị ứng chỉ có thể làm dịu các triệu chứng chứ không thể chữa hết bệnh. Trong quá trình thực hiện, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Khoảng cách từ mặt đến nước xông nên đủ an toàn để không gây bỏng hay kích ứng da. Theo đó, khoảng cách từ 30 – 50cm là mức lý tưởng nhất.
- Các loại thuốc xông bằng thảo được hầu như chỉ là truyền miệng nên hiệu quả của nó vẫn chưa được kiểm chứng. Do đó, bạn cần suy nghĩ kỹ khi muốn sử dụng, không áp dụng cho trẻ em và mẹ bầu.
- Nếu sau khi xông thuốc, các triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì bạn nên tới bác sĩ ngay. Cần tránh sử dụng cách xông mũi họng quá nhiều lần hoặc dùng kéo dài.
- Tốt nhất bạn nên kết hợp cùng những loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ. Bởi xông mũi chỉ là giải pháp làm giảm triệu chứng nhất thời còn điều trị y tế mới có thể đẩy lùi bệnh triệt để.
- Trong quá trình điều trị, bạn nên chăm sóc sức khỏe đúng cách và phòng chống bệnh kỹ lưỡng, ngăn ngừa những tác nhân có thể gây kích ứng. Tăng cường những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhằm cải thiện khả năng đề kháng, giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy ở mũi và bổ sung độ ẩm cho niêm mạc.
Thuốc khí dung xông mũi họng tại nhà là phương pháp khá lành tính và mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bạn nên áp dụng đúng cách để ngăn ngừa những tác dụng phụ không đáng có. Nếu bạn có kinh nghiệm về việc xông mũi họng tại nhà, chia sẻ cùng Reviewcathegioi nhé.
Reviewcathegioi tổng hợp
Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: