Bé ho có đờm thở khò khè: Nguyên nhân và cách xử lý

Bé ho có đờm thở khò khè
[Bài được viết bởi Điều dưỡng viên] Triệu chứng ho có đờm khò khè là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Các mẹ đã biết nguyên nhân và cách xử lý khi bị ho có đờm thở khò khè chưa? Hãy cùng REVIEW CẢ THẾ GIỚI đọc và tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Biểu hiện của trẻ em ho có đờm thở khò khè

Ho có đờm khò khè là tình trạng trẻ bị tắc do dịch đờm nhầy ở cổ họng, âm thanh khò khè của trẻ được phát ra khi trẻ hít vào hoặc thở ra như tiếng ngáy rít. Trường hợp kèm theo tình trạng ho là khi trẻ kèm theo bệnh lý viêm phế quản, viêm phổi,… lúc này trẻ có thể kèm theo sốt.

Trẻ ho khò khè sẽ khó chịu, quấy khóc nhất là lúc ngủ, những lúc đó có thể trẻ đang cảm thấy khó thở.

Tiếng khò khè của trẻ đôi khi sẽ bị nhầm lẫn với tình trạng nghẹt mũi của trẻ. Để phân biệt hiện tượng này, bố mẹ có thể nhỏ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào rửa mũi cho trẻ, nếu không còn nghe thấy âm thanh đó nữa thì tức là trẻ đang bị nghẹt mũi còn nếu như vẫn nghe thấy thì trẻ đang bị khò khè.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Nguyên nhân bé ho đờm thở khò khè ở cổ họng

Cổ họng của trẻ rất nhỏ, nên chỉ cần tiết ra một ít đờm nhầy sẽ bị tắt ngay và gây ra hiện tượng khò khè, tuy nhiên khi kèm theo ho, tức là trẻ có mắc một số bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi,… Những lúc trẻ ho mạnh đôi khi sẽ trôi cục đờm ra ngoài đó là biểu hiện phân biệt với triệu chứng ho khan ở trẻ.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, phổi do vi khuẩn virus, hay do trẻ bị dị ứng với các dị nguyên cũng kích thích trẻ ho và tăng tiết đờm nhầy gây khò khè khó thở. Hay một lý do đặc biệt khác là trẻ bị hen suyễn,…

Ngoài những lý do đó thì có thể trẻ ho có đờm thở khò khè ở cổ họng là do thời tiết thay đổi đột ngột, hay trời chuyển qua mùa lạnh.

Việc trẻ bị ho có đờm thở khò khè ở cổ họng tái đi tái lại nhiều lần cũng là một vấn đề cần lưu ý nên bố mẹ hãy thật chú ý để kiểm tra sức khỏe hô hấp của con.

Cách điều trị ho đờm thở khò khè ở cổ họng cho bé

Trị dứt điểm viêm phế quản cho bé
Trị dứt điểm viêm phế quản cho bé

Khi phát hiện con ho có đờm thở khò khè ở cổ họng mẹ nên đưa con đến ngay cơ sở y tế, để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân là con có đang mắc các bệnh lý: viêm tiểu phế quản, viêm phổi hay hen phế quản,.. hay không.

Khi đến bác sĩ trẻ sẽ được kê thuốc hạ sốt nếu trẻ có kèm sốt. Trong trường hợp viêm phế quản , viêm phổi,… thuốc  giãn phế quản thở khí dung thường được bác sỹ kê. Thuốc này sẽ giúp khí quản trẻ giãn nở ra, đờm long hơn và trẻ có thể nuốt xuống hay ho ra ngoài, thông thoáng đường thở. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ cho liều và số lần thở phù hợp. 

>> Xem thêm: Thuốc xông mũi họng tại nhà và cách sử dụng.

Khí dung hỗ trợ điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ
Khí dung hỗ trợ điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ

Ngoài ra, tùy vào tình trạng ho, thăm khám chẩn đoán bệnh lý kèm theo có thể do viêm phế quản hay viêm phổi hoặc hen phế quản mà bác sĩ có thể kể thêm thuốc kháng sinh chống bội nhiễm khi tình trạng viêm nặng.

Không chỉ có thuốc, mà điều trị triệu chứng ho có đờm, thở khò khè của trẻ còn áp dụng một số biện pháp hỗ trợ sau:

  • Vỗ long đờm: mẹ cho trẻ nằm nghiêng tư thế an toàn, đầu không gối, tay mẹ khum các ngón lạ vỗ hai bên sống lưng con từ giữa lên cổ, vùng hai lá phổi, vỗ theo từng nhịp nhẹ nhàng, cho đờm long ra, sau đó mẹ kích thích cho trẻ ho để đẩy đờm ra ngoài. 
Hướng dẫn vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh
Hướng dẫn vỗ long đờm cho trẻ nhỏ
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ hằng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Giữ ấm cho trẻ bằng quần áo và tinh dầu tràm, có thể nhỏ tinh dầu vào khăn choàng, hay dùng tình dầu tràm massage hai bàn chân cho trẻ ấm lên rồi mang tất vào trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Đây cũng là cách phổ biến hỗ trợ giúp chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1-2 tháng tuổi.
  • Cho trẻ uống nước ấm thường xuyên và đầy đủ.

Đề phòng bé bị ho đờm thở khò khè ở cổ họng

Đây là bệnh lý rất dễ tái đi tái lại nhiều lần, tuy nhiên cũng có cách để phòng tránh cho trẻ.

  • Trẻ sơ sinh còn bú mẹ nên cho trẻ bú tích cực để nâng cao đề kháng cho cơ thể trẻ chống lại tác nhân xâm nhiễm.
  • Tiêm vắc xin để phòng ngừa một số bệnh về đường hô hấp cho trẻ khi đủ tuổi.
Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ
Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ
  • Giữ cho môi trường sống của trẻ trong lành, không có bụi bẩn và lông chó mèo,… hay những thứ mà trẻ dị ứng.
  • Giữ ấm cho trẻ, khi mang trẻ đi ra ngoài cần mặc ấm đầy đủ, nhất là vào mùa lạnh, đó là thời tiết trẻ rất dễ bị bệnh về hô hấp.
  • Giữ ấm nhưng không quên chú ý đến nhiệt độ cơ thể bé. Cụ thể nếu ủ nóng quá trẻ sẽ dễ bị ra mồ hôi lưng khiến nguy cơ bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao.

MẸO NHỎ: Theo kinh nghiệm chăm con của Ad, để kiểm tra liệu mình có đang mặc quá nóng cho trẻ không, bạn có thể dùng ngón tay xờ sau 2 tai bé, nếu phía sau tai mà bị ra mồ hôi tức là trẻ đang bị nóng cần cởi bớt quần áo. 

  • Với những trẻ đã ăn dặm thì nên cho trẻ một chế độ ăn hơp lý, đảm bảo dinh dưỡng còn nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên cân nhắc chế độ ăn phù hợp để nâng cao chất lượng sữa mẹ.

Với những chia sẻ ở trên hi vọng các mẹ có thể bỏ túi những kiến thức cần thiết hiểu để biết về nguyên nhân cũng như cách điều trị về triệu chứng bé ho có đờm thở khò khè. Hãy để REVIEW CẢ THẾ GIỚI cùng bạn chia sẻ những điều cần biết để có thể nuôi con thật nhàn nhé bố mẹ.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Phương Tâm tổng hợp và viết

(Từng công tác tại bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Đức- Quảng Nam)

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.