ĐỌC NGAY: Trẻ sốt co giật tím tái và cách xử lý

Trẻ sốt co giật tím tái là vì sao, cần làm gì?
[Bài được viết bởi Điều dưỡng viên] Trẻ sốt co giật tím tái là một trong những tình trạng hay gặp ở trẻ khiến không ít bố mẹ nhiều phen hốt hoảng. Cùng đọc bài viết dưới đây của REVIEW CẢ THẾ GIỚI để hiểu và nắm được thông tin hữu ích khi trẻ sốt co giật tím tái và cách xử lý.

Khi sốt lên một ngưỡng thân nhiệt nhất định trẻ sẽ bị co giật kèm tím tái. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rõ rằng không phải trường hợp nào trẻ co giật cũng tím tái. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách xử lý trẻ sốt co giật ở bài viết này: Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật. Ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về trường hợp trẻ sốt co giật tím tái. 

Những trường hợp dẫn đến tình trạng trẻ em bị sốt co giật tím tái

Khoảng 2-5% trẻ từ 6 đến 60 tháng tuổi, vì hệ thần kinh vào não bộ chưa phát triển hoàn thiện nên rất nhạy cảm với thân nhiệt. Khi nhiệt độ cơ thể lên cao từ 38 độ C đã có thể xảy ra tình trạng co giật ( tuy nhiên ở những trẻ không có cơ địa co giật thì dù sốt đến 40 độ C vẫn không xảy ra co giật).

Đo nhiệt độ cẩn thận
Thân nhiệt quá cao khiến bé sốt co giật

Và khi co giật trẻ sẽ kèm theo triệu chứng tím tái trong những trường hợp sau đây:  

  • Khi thân nhiệt lên quá cao sẽ dẫn đến tình trạng co mạch ngoại vi làm cho chân tay của trẻ tím tái, lạnh toát. Đây là nguyên nhân lành tính và hay gặp nhất ở trẻ.
  • Trong lúc sốt co giật đôi khi trẻ sẽ kèm theo triệu chứng sùi bọt mép. Nếu người nhà đặt tư thế trẻ nằm không đúng sẽ làm đờm giải chảy ngược vào khí quản, gây tắc đường thở dẫn đến trẻ bị thiếu oxi gây ra hiện tượng tím tái.
  • Đối với những trẻ có bệnh lý về tim bẩm sinh hay phổi, khi sốt cao sẽ khiến trẻ hô hấp khó khăn, dẫn đến suy hô hấp làm trẻ tím tái toàn thân do thiếu oxi đến não và các tế bào trong cơ thể. 

Trẻ co giật tím tái có nguy hiểm không? 

Sốt co giật có ảnh hưởng đến não không
Sốt co giật có ảnh hưởng đến não không

Điều này phụ thuộc vào cách xử lý kịp thời của người nhà trong trường hợp trẻ xảy ra sốt co giật tím tái. Khi sốt co giật kèm tím tái thì đã báo hiệu cho chúng ta biết rằng trẻ đang sốt rất cao và có thể đang thiếu oxi lên não. Trong trường hợp sốt co giật tím tái vì co mạch ngoại vi thì lành tính hơn, tuy nhiên để sốt quá lâu sẽ gây sốc và mất nước. 

Riêng đối với trẻ có bệnh sử tim bẩm sinh, bệnh phổi thì người nhà cần chú ý khi trẻ sốt, vì bản thân những trẻ này bình thường việc hô hấp cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế khi thân nhiệt tăng lên thì càng làm cho triệu chứng đó của trẻ nặng hơn. Tỉ lệ dẫn đến tím tái so với trẻ bình thường là cao hơn rất nhiều. Điều đó vô cùng nguy hiểm vì thiếu oxi,ảnh hưởng đến não thì sẽ để lại những hệ quả vô cùng đáng tiếc.

Tuy nhiên, biết cách xử lý đúng, kịp thời thì sau cơn co giật tím tái trẻ sẽ trở lại bình thường.

Vậy thì nên xử lý như thế nào là đúng cách? Đọc ngay thông tin dưới đây.

Cách  xử lý nhanh khi bé bị sốt co giật kèm tím tái

Thuốc hạ sốt thông dụng trên thị trường
Thuốc hạ sốt thông dụng trên thị trường
  1.  Đặt trẻ nằm trên mặt phẳng rộng, không có vật sắc nhọn, nới lỏng quần áo, tắt điều hòa, máy quạt,… Tạo cho trẻ không gian thoáng đãng, không được đứng xung quanh chiếm oxi của trẻ. Tư thế trẻ nằm nghiêng an toàn để tránh đờm dãi chảy ngược khi sùi bọt mép.
  1.  Xác định thân nhiệt của trẻ, nếu trẻ sốt >38,5 độ C dùng thuốc hạ sốt paracetamol dạng viên nhét hậu môn tùy vào cân nặng của trẻ mà chọn thuốc cho phù hợp (10-15 mg/1kg cân nặng). Duy trì đo thân nhiệt 10-15 phút/lần
  1.  Giặt khăn bằng nước ấm vắt ráo đắp ở 5 vị trí: hai nách, hai bẹn và cổ. 1-2 phút vắt khăn thay 1 lần.
  2. Chú ý đến nhịp thở của trẻ, đối với những trẻ có tiền sử bệnh lý tim mạch, phổi hoặc sau cơn co giật trẻ vẫn còn lơ mơ chưa tỉnh táo thì người nhà cần chuẩn bị để sau khi hết cơn co giật phải đem trẻ vào bệnh viện ngay.

Những lưu ý khi xử lý trẻ sốt co giật tím tái

Lưu ý khi trẻ sốt co giật tím tái
Lưu ý khi trẻ sốt co giật tím tái
  1. Không được ôm hay đắp chăn cho trẻ khi thấy chân tay trẻ tím tái và lạnh. Vì đó là hiện tượng co mạch ngoại vi, dù chân tay lạnh tím nhưng thân nhiệt trẻ rất cao, nếu ủ ấm thì nhiệt độ cơ thể sẽ càng cao hơn.
  2.  Tư thế của trẻ trong cơn co giật rất quan trọng, nên đặt trẻ ở tư thế đầu nghiêng một bên, thông thoáng đường thở là rất cần thiết.
  3.   Khi nhiệt độ nách của trẻ xuống dưới 38 độ C hãy ngừng đắp khăn cho trẻ.
  4.   Phải dùng nước ấm để giặt khăn đắp, không được đắp khăn lạnh sẽ gây sốc nhiệt.
  5.   Sau cơn co giật tím tái không được cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì, vì có thể dẫn đến sặc.
  6. Thuốc hạ sốt nhét hậu môn khi sử dụng tại nhà cần dựa theo cân nặng của trẻ mà chọn viên có hàm lượng thích hợp ( thuốc có 3 loại: 80mg, 150mg, 300mg) không được dùng viên lớn bẻ đôi. Ví dụ trường hợp trẻ 12kg thì dùng viên 150mg, không được bẻ đôi viên 300mg để dùng, như vậy sẽ giảm hiệu lực của thuốc.
  7.   Nên đợi cơn co giật chấm dứt mới đưa trẻ đến bệnh viện. 

Cách đề phòng trẻ không bị sốt co giật tím tái

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Để hạn chế tình trạng sốt co giật của trẻ, bố mẹ và người nhà cần thực hiện những điều sau đây:

  1. Đảm bảo cho trẻ một môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ tránh xa những tác động làm trẻ bị sốt ( nhiễm trùng, sốt do thời tiết,…). Mặc dù sốt là một phản ứng sinh lý tốt để kích thích cơ thể hoạt động cơ chế miễn dịch tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, cần phải kiểm soát sốt bằng các biện pháp tác động kịp thời để hạn chế những hệ quả kéo theo của sốt như co giật và tím tái
  2.  Khi con sốt, nên cho con uống nước thường xuyên không nên ép con uống 1 lần nhiều nước mà chia nhỏ ra 30 phút uống 1 lần, như vậy sẽ tốt hơn cho con. Có thể bổ sung nước trái cây: cam, cà rốt,..
  3.  Cho con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh.
  4.  Đôi khi trẻ sốt co giật tím tái cũng mang tính chất di truyền, do vậy những gia đình nào có tiền sử sốt cao co giật tím tái thì cũng nên chú ý đến trẻ khi sốt.
  5. Đối với trẻ có tiền căn co giật, khi con sốt ba mẹ và người nhà nên chú ý quan sát và theo dõi nhiệt độ của con thường xuyên, can thiệp kịp thời để hạ cơn sốt cho con. Ví dụ như, có những trẻ ở ngưỡng nhiệt độ 38,5 là đã xảy ra hiện tượng co giật, theo lý thuyết phải sốt >38.5 độ C mới được dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên ở trẻ này thì có ngoại lệ, khi thấy con sốt tầm 38 độ C thì được phép cho con dùng thuốc hạ sốt, tránh để lên đến ngưỡng thân nhiệt co giật.

> Xem thêm để được giải đáp: Thuốc hạ sốt uống cách nhau mấy tiếng?

Trẻ sốt co giật tím tái là một trong những trường hợp rất thường xảy ra trong những gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên khi trẻ lớn lên hệ thần kinh não bộ hoàn thiện sẽ giảm dần và hết. Mặc dù vậy trang bị kiến thức về xử lý trẻ co giật tím tái là điều cần thiết cho những ông bố bà mẹ nhất là những người sắp chào đón bé con đầu lòng. Hi vọng những chia sẻ trên của REVIEW CẢ THẾ GIỚI thật sự bổ ích cho mọi người.

Điều dưỡng viên: Nguyễn Thị Phương Tâm

(Từng công tác tại bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Đức- Quảng Nam)

Nguồn ảnh: Sưu tầm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.