GIẢI ĐÁP: Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?

Bé bị táo bón nên uống thuốc gì
[Bài được viết bởi Điều dưỡng viên] Bạn đang lo lắng vì con bạn đang có những biểu hiện của táo bón. Với câu hỏi bé bị táo bón nên uống thuốc gì? REVIEW CẢ THẾ GIỚI sẽ giải đáp giúp bạn.

Táo bón là gì?

Táo bón là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Làm cho nhu động ruột của trẻ không hoạt động thường xuyên, báo hiệu bộ máy tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề. So với người lớn, cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn thiện vì thế biểu hiện và tình trạng bệnh cũng khác nhau. Riêng ở mỗi trẻ cũng có những biểu hiện khác nhau khi bé bị táo bón.

Táo bón là bệnh gì
Táo bón là bệnh gì

Táo bón là một bệnh lý thông thường, trong thời gian ngắn và có thể điều trị được. Tuy nhiên nếu người nhà không phát hiện và giúp trẻ kịp thời có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng: nứt kẽ hậu môn, polyp đại tràng,…

Thời gian đi cầu thông thường của trẻ em là từ 1 đến 2 lần trong một ngày. Tuy nhiên cũng có trẻ hơn 2 ngày mới đi một lần, nhưng phân trẻ vẫn bình thường, trẻ khỏe mạnh, vui chơi, ăn uống tốt thì vẫn xem là bình thường.

Nhưng khi trẻ có những biểu hiện sau thì trẻ đang bị táo bón, ba mẹ nên chú ý và quan sát.

Biểu hiện của bệnh táo bón ở trẻ em

Biểu hiện khi trẻ bị táo bón
Biểu hiện khi trẻ bị táo bón

Trước khi tìm hiểu “bé bị táo bón nên uống thuốc gì?”, bạn cần theo dõi biểu hiện bệnh:

  • Bụng trẻ cứng, mỗi lần đi đại tiện đều rất khó khăn, rặn đỏ mặt, quấy khóc. Trẻ sơ sinh còn có biểu hiện ưỡn người lên, khó chịu
  • Phân vón cục, khô, viên nhỏ như phân dê hoặc cũng có thể thành cục lớn không đi được.
  • Với những trẻ  bình thường mỗi ngày đi 1 đến 2 lần nhưng bỗng nhiên hơn hai ngày rồi trẻ vẫn chưa đi thì bố mẹ cũng nên chú ý và quan sát trẻ vì khả năng táo bón cao.
  • Riêng đối với trẻ sơ sinh: tình trạng táo bón xảy ra khi 3 ngày mà trẻ vẫn chưa đi cầu áp dụng cho trẻ bú bình, còn trẻ bú mẹ là từ 5 ngày trở lên.
  • Trẻ đau khi đi cầu và có khi nứt kẽ hậu môn.
  • Trẻ biếng ăn và quấy khóc vô cớ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ

Trẻ ăn thiếu chất xơ
Trẻ ăn thiếu chất xơ
  • Do chế độ ăn uống: trong thành phần dinh dưỡng thu nạp hằng ngày của trẻ bị thiếu chất xơ do đa phần trẻ em rất kém ăn rau. Kèm theo đó là thiếu nước, trẻ chỉ uống khi đã quá khát và nhiều ba mẹ cũng cho con uống sữa thay nước mỗi khi con khát. 

Trẻ ăn uống những thức ăn gây táo bón: nước ngọt, đồ chiên rán, thức ăn nhanh,… những thức ăn này làm trẻ bị táo bón và tăng thêm tình trạng bị táo bón. Các loại sữa dùng hằng ngày không phù hợp với cơ địa của trẻ, pha sữa không đúng cách cũng tạo ra tác dụng ngược cho trẻ khi dùng.

  • Dùng thuốc kháng sinh thường gây tiêu chảy nhưng cũng có nhiều trường hợp thuốc kháng sinh làm trẻ bị táo bón do mất cân bằng hệ vi sinh trong bộ máy tiêu hóa của trẻ.
  • Do tâm lý: nhiều mẹ sẽ thắc mắc vì lý do này, nhưng thật sự tâm lý của trẻ khi đi cầu cũng gây nên táo bón. Nhiều trẻ sợ việc đi cầu, cảm giác bẩn khó chịu mỗi lần đi cầu,sợ vào toilet,… nên trẻ sẽ nín mỗi lần mắc cầu. Kèm theo sự thay đổi môi trường lúc trẻ mới đi học hoặc đi du lịch, đi chơi xa,.. Qua nhiều lần như vậy thì phân sẽ dồn lại và gây táo bón ở trẻ.
  • Do những khiếm khuyết bẩm sinh: Trẻ bị phì đại tràng bẩm sinh: trẻ kèm theo ói mửa, phân ít mỗi lần đi cầu và rất khó đi. Bệnh này cần được can thiệp ngoại khoa nếu không sẽ gây phình đại tràng nhiễm trùng nhiễm độc do phân bị ứ ở trong đó quá lâu rất nguy hiểm.

Trẻ bị những bệnh về thần kinh như bại não hay bệnh về cột sống cũng làm cho quá trình đi cầu của trẻ khó khăn dẫn đến táo bón.

Bệnh suy giáp, tăng kali máu, hạ canxi máu cũng khiến cho trẻ bị táo bón.

  • Chấn thương: đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh táo bón ở trẻ chẳng hạn như: mụt nhọt hậu môn, xước hậu môn, abces hậu môn và rò hậu môn,.. Những bệnh lý này cần được sự can thiệp ngoại khoa để giải quyết vấn đề táo bón ở trẻ.

Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị táo bón dành cho trẻ. Chú ý nên hỏi ý kiến dược sỹ, bác sỹ trước khi cho con uống nhé:

Thuốc trị táo bón cho bé: Duphalac

Thuốc trị táo bón Duphalac
Thuốc trị táo bón Duphalac

Đây là thuốc đặc trị táo bón mãn tính, xuất xứ từ Hà Lan của công ty Abbott Biologicals dưới dạng hỗn dịch. Ngoài ra còn có viên và tinh thể.Hoạt chất chủ yếu là Lactulose. Riêng với trẻ khuyến khích nên dùng dạng hỗn dịch.

Liều dùng: Trẻ sơ sinh 5ml mỗi ngày, trẻ từ 1 đến 6 tuổi là 5-10ml mỗi ngày và trẻ 7-14 tuổi 10-15ml mỗi ngày. Có thể uống lúc đói hoặc no, uống cùng thức ăn để dễ chịu hơn. Tác dụng phụ là đầy hơi nếu dùng liều cao dễ gây tiêu chảy,..Không nên dùng dài ngày và lệ thuộc vào thuốc. Với những trẻ khó uống có thể pha loãng với nước lọc hoặc nước sôi nguội, tuy nhiên pha xong uống ngay không được để lâu sẽ giảm hiệu lực.

> Xem thêm: Review: Thuốc Duphalac cho trẻ em bị táo bón

Thuốc Sorbitol

Đây là thuốc nhuận tràng, kích thích, tăng nhu động ruột nguồn gốc từ Pháp, thuộc nhóm hydroxyl. Có hai dạng gói bột pha uống và dạng thụt trực tràng.

Liều dùng với thuốc thụt trực tràng: trẻ trên 12 tuổi pha dung dịch 120ml -20% đến 30 %, trẻ 2-12 tuổi: 30-60ml nồng độ 20-30%.

Liều dùng thuốc dạng hỗn dịch 70%: 0,5 đến 1g/kg/ngày pha với tỉ lệ 1:1, nên uống trước ăn 10 phút. Tại nhà thì ba mẹ chỉ nên dùng loại hỗn dịch này.

Thuốc trị táo bón Isilax

Bé bị táo bón uống thuốc gì? Isilax là gợi ý cho bạn. Được sản xuất tại ý với thành phần thiên nhiên lành tính: tần quỳ lùn, táo tây, mận, cẩm quỳ, diếp xoăn,… Bổ sung hàm lượng chất xơ cần thiết cho trẻ,nâng cao đề kháng.

Liều dùng: với trẻ dưới 2 tuổi mỗi ngày dùng 1 đến 2 lần mỗi lần ½ muỗng cà phê tương đương giới hạn 5ml/ngày. Với trẻ từ 2 tuổi trở lên: dùng 1- đến 3 thìa cà phê mỗi ngày tương đương giới hạn 10ml/ngày. Nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Bé bị táo bọn nên uống thuốc gì? Gợi ý cho bạn là Natufib

Thuốc trị táo bón Natufib cho bé
Thuốc trị táo bón Natufib cho bé

Được điều chế bởi công ty Intechpharm, với thành phần chất xơ và vitamin A,D,B,..Tăng chất xơ và vitamin cho trẻ.

Liều dùng: trẻ từ 2-6 tuổi dùng mỗi ngày một gói, trẻ từ 7-12 tuổi dùng mỗi ngày hai gói. Tỷ lệ pha là 20ml bột natufib với 20ml nước ấm.

Thuốc Pregmom

Mỗi ống thuốc tương đương 3 tỷ lợi khuẩn kèm với nước cất đủ 5ml. Giúp cân bằng hệ vi sinh, giảm triệu chứng táo bón, kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường đề kháng.

Liều dùng: trẻ dưới 2 tuổi 1 ống/ ngày, trẻ từ 2 tuổi trở lên 2 ống/ ngày.

Duy trì sử dụng 2 tháng sẽ giúp hệ tiêu hóa trẻ phát triển tốt hơn.

Mách bạn những mẹo dân gian trị táo bón cho bé

  • Ngâm hậu môn vào nước ấm: điều này sẽ giúp kích thích nhu động ruột của trẻ tăng lên, giúp trẻ dễ đi cầu hơn. Tuy nhiên mỗi lần ngâm tầm 5- 10 phút, nước ấm vừa đủ tránh phỏng mông bé, ngâm lâu sẽ có những ảnh hưởng không tốt cho trẻ.
  • Massage bụng cho trẻ hằng ngày, đây cũng là cách mà các bác sĩ khuyên làm. Mẹ xoa đều vùng rốn theo chiều kim đồng hồ mỗi lần 3-5 phút mỗi ngày 2-3 lần. Chỉ được thực hiện sau ăn ít nhất 1 tiếng đồng hồ, nếu không sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn của trẻ.
Massage bụng cho bé
Massage bụng cho bé
  • Dùng lá diếp cá rửa sạch với nước muối, giã nhuyễn sau đó cho thêm nước sôi nguội vào chiết lấy phần nước, cho trẻ uống ngày 2 lần sau 3 ngày trẻ sẽ giảm tình trạng táo bón. Đây cũng là một gợi ý cho câu hỏi bé bị táo bón nên uống gì.

Cách đề phòng để không phải lo “bé bị táo bón nên uống thuốc gì”

  • Theo dõi và khuyến khích con uống nước thường xuyên, vì trẻ con rất lười uống nước. Hãy khen trẻ mỗi khi trẻ uống nước để tạo động lực cho trẻ.
Cho bé uống nhiều nước
Cho bé uống nhiều nước
  • Tạo môi trường lành mạnh để con yên tâm mỗi khi con muốn đi cầu, tránh tâm lý lo sợ sẽ làm trẻ nín nhịn.
  • Bên cạnh việc quan tâm “trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì? Bạn nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn của con. Do đó bố mẹ hãy chú ý, cân đối bữa ăn hằng ngày đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt là chất xơ và vitamin.Trẻ con thường không thích ăn rau nên mẹ hãy tìm cách lồng ghép rau vào bữa ăn sao cho con ăn được, ví dụ như xay rau vào cháo, tạo nên những hình thù sinh động từ rau quả để kích thích con ăn, cũng có thể xay rau thành nước cho con uống,…
  • Với trẻ nhỏ không nên di chuyển đi xa nhiều như đi du lịch,.. sẽ khiến con khó chịu vì không thích nghi kịp với môi trường, cũng khiến con bị táo bón.
  • Tạo thói quen đi vệ sinh hằng ngày cho con, ví dụ như hằng sáng cứ đúng vào khung giờ cố định, mẹ cùng con vào ngồi trong toilet để con ý thức được giờ giấc đi vệ sinh, những lần đầu tiên con sẽ không đi nhưng kiên trì những lần sau con sẽ quen dần và thành thói quen hằng ngày của con.
  • Khuyến khích con vận động không nên ngồi một chỗ xem tivi, ipad quá lâu, đó cũng là nguyên nhân gây táo bón cho con.

Trên đó là những thông tin mà REVIEW CẢ THẾ GIỚI chia sẻ đến bạn. Hi vọng sẽ giúp bạn biết được bé bị táo bón nên uống thuốc gì nhé!

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Phương Tâm tổng hợp và viết

(Từng công tác tại bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Đức- Quảng Nam)

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.