[Bài được viết bởi Điều dưỡng viên] Nghẹt mũi, sổ mũi là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Vậy thì có nên hút mũi cho bé không, ở bài viết này REVIEW CẢ THẾ GIỚI sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Contents
Khi nào cần hút mũi cho bé
Trẻ nhỏ rất hay mắc những bệnh về đường hô hấp, kèm theo khoang mũi của trẻ hẹp nên tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi thường xuyên xảy ra khiến trẻ vô cùng khó chịu. Thêm việc trẻ lại không biết khạc, hỉ mũi nên tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng nhiều trường hợp khiến trẻ khó thở, không thở được.
Những trường hợp cụ thể cần hút mũi cho trẻ như:
- Trẻ bị sổ mũi
- Khi bác sĩ yêu cầu hút mũi, vệ sinh mũi cho trẻ.
- Khi trẻ nghẹt mũi mà không có khả năng hỉ mũi thì nên hút mũi cho trẻ.
- Trẻ có tiền sử sốt co giật khó thở.
- Trẻ hôn mê và đang bị nghẹt mũi.
Có nên hút mũi cho bé?
Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh?
Tình trạng sổ mũi có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào của trẻ, tuy nhiên trẻ sơ sinh hay dưới 2 tuổi thường chưa có khả năng tự hỉ mũi, thế nên mọi người thường phải hút.
Có nên hút mũi cho trẻ từ 2 tuổi trở lên?
Ở độ tuổi từ 2 tuổi trở lên cũng có thể hút, tuy nhiên khi trẻ lớn rồi thì độ nhạy cảm vùng mũi của trẻ nhiều hơn, khó thực hiện. Hơn nữa, lúc này trẻ có thể tự hỉ được, nên bố mẹ hãy chỉ cho trẻ cách tự hỉ mũi. Để dễ dàng hỉ mũi với mũi nhầy đặc thì có thể nhỏ vài giọt nước muối để làm lỏng nhầy mũi.
Vậy là khi cần thiết thì độ tuổi nào cũng có thể hút mũi được, tuy nhiên phải dùng biện pháp hay dụng cụ hút mũi phù hợp. Vì có một số cách hút mũi không phù hợp với trẻ quá nhỏ.
Cách hút mũi hiệu quả cho bé
Việc hút mũi là cần thiết cho trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu hút mũi không đúng cách thì tác hại vô cùng nguy hiểm. Vậy sau khi trả lời được câu “có nên hút mũi cho bé” thì hút mũi như thế nào là đúng cách sẽ được giải đáp dưới đây:
Việc hút mũi cho trẻ có thể được thực hiện tại nhà và bệnh viện khi có chỉ định của bác sĩ. Khi hút mũi cho trẻ tại nhà, mẹ có thể tham khảo 1 trong những cách như sau:
- Hút mũi bằng dụng cụ hình chữ U. Chọn ống có kích thước phù hợp với mũi của trẻ, đưa đầu lớn của ống vào mũi trẻ, đầu còn lại nối với một ống nhỏ đưa lên miệng của mình rồi hút.
Dịch nhầy hút ra sẽ được giữ lại ở phần giữa của ống, có vách ngăn để không bị hút lên miệng của mình. Sau khi hút xong, dùng nước muối sinh lý và khăn gạc để làm sạch lại mũi cho trẻ.
- Dùng ống nước muối sinh lý hoặc bình xịt nước muối sinh lý kèm theo khăn gạc sạch. Mẹ kê gối trên đầu cho trẻ, sau đó cho trẻ nghiêng đầu qua một bên, nhỏ hai đến ba giọt hoặc xịt một lượng nhỏ vừa đủ vào một bên lỗ mũi trẻ, giữ nước muối trong mũi trẻ khoảng 1 đến 2 phút để nước muối làm loãng và sục nhầy mũi ra.
Ở lần đầu tiên sẽ kích thích cho trẻ nôn, lúc này trẻ nôn ra hết nhầy mũi, ở lần thứ hai trở đi trẻ sẽ không nôn nữa mà có thể xỉ ra hoặc dùng dụng cụ hỗ trợ hút (xi lanh, ống bơm,..) để lấy nhầy mũi ra cho trẻ. Sau khi hút và vệ sinh xong, dùng tăm bông mềm ngoáy nhẹ làm khô mũi cho trẻ.
- Dùng bầu hút bằng cao su- Cách này thường hay được dùng cho trẻ sơ sinh
Dụng cụ này cách dùng tương tự như ống bơm, tuy nhiên mềm hơn nên không gây tổn thương cho niêm mạc mũi của trẻ.
Nhỏ nước muối chuyên dùng vào mũi trẻ khoảng một đến hai giọt, sau đó bóp mạnh vào bầu ống để đẩy hết khí ra ngoài, tiếp đến là đưa đầu su mềm vào một bên mũi trẻ sao cho đầu su vừa khít lỗ mũi rồi thả tay bóp bầu ra để dịch nhầy được hút ra khỏi mũi vào bầu. Xong một bên mũi, vệ sinh đầu su bằng nước muối sinh lý sạch sẽ sau đó tiếp qua mũi tiếp theo. Sau khi hút xong, cũng dùng bông mềm ngoáy nhẹ làm khô mũi.
- Máy hút mũi bằng pin. Cách sử dụng cũng tương tự như bầu hút bằng su, tuy nhiên phần đầu ống để hút mũi được làm bằng silicon mềm và an toàn hơn nhưng phải sử dụng pin và không cần phải bóp nhưng nhấn nút để hút mỗi khi dùng.
Đây là những biện pháp mang tính tham khảo, phụ huynh cần hỏi ý kiến bác sỹ để chọn được phương pháp phù hợp với trẻ nhà mình.
Khi đưa trẻ đến bệnh viện thì việc hút mũi được thực hiện bởi nhân viên y tế bằng máy hút mũi đờm chuyên dụng. Tuy nhiên trường hợp này chỉ áp dụng với những trẻ bị nghẹt mũi nặng và những trẻ hôn mê do bệnh lý.
Hiện nay nhiều phụ huynh truyền nhau cách hút mũi bằng cách bóp đầy xi lanh nước muối sinh lý vào 1 mũi trẻ, để nước sẽ đẩy dịch mũi và trôi ra ngoài bằng đường lỗ mũi còn lại và bằng cả đường miệng. Tuy nhiên hình thức này được nhiều bác sỹ khuyến cáo không nên tự ý áp dụng vì có khả năng khiến trẻ bị sặc hoặc làm viêm tai. Vì vậy Reviewcathegioi không khuyến khích mọi người tham khảo cách này, hoặc cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng.
Những lưu ý khi hút mũi cho trẻ
- Không nên hút mũi cho trẻ khi trẻ mới ăn no, vì khi hút sẽ rất dễ kích thích làm trẻ nôn sẽ tống hết thức ăn trong dạ dày của trẻ ra ngoài.
- Thao tác khi hút mũi cho trẻ phải thật nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
- Khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, phải giữ cho đầu trẻ nghiêng một bên, tránh trường hợp trẻ bị sặc do nước muối tràn vào khí quản.
- Phải chọn mua nước muối chuyên dụng cho nhỏ mũi trẻ, không tự pha nước muối hay mua loại nào khác, sẽ gây nhiễm trùng nguy hiểm cho trẻ.
- Tuyệt đối không dùng miệng để hút trực tiếp mũi cho trẻ, vô cùng nguy hiểm vì miệng của người lớn chứa nhiều vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trẻ, đề kháng của trẻ không đủ để chống lại những tác nhân đó.
- Không được hút mũi cho trẻ quá nhiều lần trong một ngày, tối đa ngày chỉ được hút hai đến ba lần, tương tự rửa mũi cũng vậy, vì nếu làm nhiều lần niêm mạc mũi trẻ sẽ bị mỏng đi và dẫn đến tổn thương cho trẻ.
- Khi hút mũi, không nên đưa ống vào quá sâu sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi trẻ
Một số loại máy, dụng cụ hút mũi tại nhà dành cho bé
- Dụng cụ hút chữ U cấu hình cơ học đơn giản, nhiều loại và nhiều màu sắc. Giá tham khảo: 30.000vnđ – 80.000vnđ
- Dụng cụ hút mũi Nuk nhỏ gọn, tiện lợi, màu sắc không làm trẻ hoảng sợ. Đầu hút làm bằng silicon an toàn, hiệu quả, có thể bỏ túi đem đi. Giá tham khảo 140.000vnđ
- Máy hút Bebe Confort xuất xứ Pháp, hút sạch chất nhầy mũi nhưng không gây tổn thương, an toàn cho trẻ, có thể dùng cho trẻ đến 3 tuổi. Nhưng giá thành cao hơn những máy khác. Giá tham khảo: 450.000vnđ
Trên đó là một số loại máy, dụng cụ hút mũi thông dụng trên thị trường, bố mẹ có thể tham khảo và chọn mua để hút mũi cho con.
Qua bài viết này, REVIEW CẢ THẾ GIỚI đã giải đáp cho phụ huynh câu hỏi có nên hút mũi cho bé cũng như gợi ý những phương pháp hút mũi khác nhau. Chúc bé nhà bạn luôn vui khỏe và lớn khôn.
Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Phương Tâm tổng hợp và viết
(Từng công tác tại bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Đức- Quảng Nam)
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: