Contents
Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày có nghiêm trọng không?
Bình thường trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài khoảng nhất 4 lần/ ngày. Số lần đại tiện trong ngày có sự thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi trẻ, chỉ cần phân của trẻ mềm, có màu vàng và dễ đi. Nếu trẻ uống sữa ngoài thì lượng phân đi sẽ nhiều hơn, mùi nặng hơn (hơi giống mùi phân của người lớn).
Nhìn chung phân vẫn mềm, vàng nhẹ, mỗi lần đi ngoài đều bình thường và quan trọng là trẻ vẫn tăng cân đều qua các tháng, không có biểu hiện bất thường (đau bụng, quấy khóc…) là được.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trẻ đi phân són nhiều lần trong ngày là bất thường.
Với những trẻ đã trên 3 tháng đi ngoài phân són nhiều lần trong ngày, phân có đặc điểm: nổi bọt, mùi chua, lỏng nước hoặc nhầy nhụa, có lẫn máu,…Trẻ đi cầu bất cứ thời điểm nào không giống như mọi khi. Kèm theo đó là triệu chứng trẻ quấy khóc, sờ bụng thì khó chịu. Bên cạnh đó còn có nôn ói… Khi xuất hiện những biểu hiện đó có nghĩa là tình trạng đi cầu phân són nhiều lần của trẻ là bất thường, báo hiệu tiêu hóa của trẻ có vấn đề, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Việc đi cầu nhiều lần của trẻ sơ sinh có vẻ như bình thường nhưng nếu quá nhiều sẽ vô cùng nguy hiểm nếu mẹ không phát hiện và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến mất nước, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày
Đối với hiện tượng sinh lý bình thường, trẻ sơ sinh đi ngoài phân són nhiều lần là do thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa chứa nhiều nước, mà ruột của trẻ thì chưa phát triển hoàn thiện nên việc tái hấp thu nước vào lòng ruột chưa diễn ra hiệu quả như người lớn. Do đó trẻ sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Riêng đối với tình trạng bất thường khi đi ngoài nhiều lần của trẻ, cũng giống như người lớn chính là do sự bất thường trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. Thường xảy ra với những trẻ uống sữa công thức hoặc những trẻ đã bắt đầu ăn dặm.
Có thể là trẻ không hợp với hàm lượng dinh dưỡng trong sữa, hoặc là một nguyên nhân nữa cũng khá phổ biến là cách mẹ pha sữa cho con không đúng tỷ lệ sữa và nước làm cho hàm lượng chất dinh dưỡng cũng bị thay đổi, đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tiêu chảy, són phân nhiều lần trong ngày.
Với những trẻ đã ăn dặm, nguyên nhân dẫn đến trẻ đi phân són nhiều lần trong ngày phần lớn thuộc về chế độ ăn hằng ngày của trẻ. Có thể mẹ cho con ăn nhiều thực phẩm mát hay cách bảo quản thức ăn chưa đảm bảo vệ sinh làm cho trẻ bị tiêu chảy dẫn đến đi ngoài són phân nhiều lần.
Trường hợp trẻ bú mẹ thì việc trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày còn do chế độ ăn của mẹ khi mẹ thay đổi chế độ ăn đột ngột, hay mẹ ăn những thức ăn đường phố, ăn hải sản, đậu phộng,… cách chất này tiết vào sữa cũng làm trẻ bị tiêu chảy, són phân.
Một nguyên nhân nghiêm trọng hơn nữa là trẻ bị nhiễm trùng đường ruột. Một số loại virus thường tấn công đường ruột trẻ: rota virus,…
Con Ad từng bị nhiễm trùng đường ruột khi bé hơn 1 tuổi. Biểu hiện là bé sốt nhẹ, khó chịu trong bụng, đi ngoài són nhiều lần và tình trạng phân lỏng, có chất nhày hoặc nhớt bất thường trong phân.
Theo kinh nghiệm nuôi con nhỏ của Ad, còn nguyên nhân khác nữa là do khi đó bé đang bị sốt, thường khi bé bị sốt nhất là sốt cao, sốt virus thì cơ thể bé nhìn chung yếu đi. Vì vậy bé rất dễ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Cách xử lý khi trẻ đi ngoài són nhiều lần trong ngày
Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày do sinh lý thì không cần tác động gì cả, chỉ cần theo dõi cân nặng, cho trẻ bú mẹ tích cực, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là được.
Trường hợp trẻ đi ngoài phân són bất thường mẹ cần xử lý theo những cách như sau:
- Với những trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên cân nhắc xem lại chế độ ăn của mình đã phù hợp với chế độ ăn của phụ nữ cho con bú chưa. Cần thay đổi và bổ sung những thức ăn gì cho phù hợp. Như vậy sẽ cải thiện được tình trạng đi ngoài phân són nhiều lần ở con.
- Trẻ uống sữa công thức thì mẹ nên xem xét là mình pha sữa cho con đã đúng tỷ lệ hướng dẫn trong hộp sữa chưa, nếu cách pha đúng và trẻ vẫn bị són phân nhiều lần thì cân nhắc thay đổi sữa cho con. Cần chọn những loại sữa phù hợp và chất lượng, cẩn thận trường hợp gặp sữa giả sẽ nguy hiểm hơn.
- Trẻ ăn dặm thì mẹ nên xem xét lại chế độ ăn của con đã đảm bảo chưa, cách chế biến và bảo quản đã hợp vệ sinh chưa? Trả lời được những câu hỏi đó bạn sẽ có cách để cải thiện bữa ăn hằng ngày của con. Nếu cần chính xác hơn thì bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Khi chuẩn bị đồ ăn cho trẻ cần phải rửa sạch tay, tránh đưa virus vào thức ăn.
- Nếu những điều trên đã được cải thiện, mà tình trạng đi ngoài són phân của trẻ vẫn không cải thiện, trẻ đi cầu nhiều lần hơn, phân có mùi chua nặng, quấy khóc,vẻ mặt mệt mỏi,kèm theo nôn ói..thể trẻ đã bị nhiễm trùng đường ruột. Bạn nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Tất nhiên để yên tâm nhất, gia đình hoàn toàn nên đưa bé đi khám ngay khi bé bị đi ngoài nhiều lần chứ không nên chờ xem triệu chứng nặng lên.
- Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên tích cực cho trẻ bú hơn, còn trẻ đã ăn dặm thì nên cho trẻ uống đủ nước. Vì đi ngoài nhiều dẫn đến trẻ bị mất nước, do đó cần bù nước đủ cho trẻ.
- Có thể bổ sung thêm men vi sinh để hệ tiêu hóa trẻ hoạt động tốt hơn.
Những lưu ý khi chữa tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày
- Với trẻ đã ăn dặm, mẹ không nên cho trẻ ăn những thức ăn khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ tanh,… cả mẹ cho con bú cũng không được ăn những thực phẩm này.
- Không được tự cho trẻ uống thuốc chống đi cầu són phân nhiều lần khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Theo dõi số lần đi cầu trong ngày của con xem có cải thiện không. Ghi rõ số lần đi, tình trạng phân để trao đổi với bác sỹ khi cần.
- Khi trẻ có những triệu chứng sau thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay: trẻ biếng ăn, nôn ói, đau bụng nhiều, sốt, có dấu hiệu mất nước (li bì, mệt mỏi, mắt trũng,..).
> Đọc thêm nếu Trẻ bị tiêu chảy kèm nôn trớ.
Qua bài viết này, REVIEW CẢ THẾ GIỚI hi vọng các mẹ sẽ bỏ túi cho mình được những bí quyết giúp chữa tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày.
Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Phương Tâm tổng hợp và viết
(Từng công tác tại bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Đức- Quảng Nam)
Nguồn ảnh: Sưu tầm