HỎI ĐÁP: Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không
[Bài được viết bởi Điều dưỡng viên] Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Hãy cùng REVIEW CẢ THẾ GIỚI tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé!

Viêm tai giữa là gì?

Đây là một bệnh được gây nên bởi vi khuẩn virus làm cho các mô tế bào trong tai giữa bị viêm sưng, tích tụ dịch mủ,.. làm hư và tác động lên cả hệ thống bên trong tai như hàm nhĩ và xương chũm.

Bệnh viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa thường được kéo theo sau khi trẻ viêm mũi họng, viêm xoang, cúm, vì đó là con đường đưa vi khuẩn virus tiếp xúc với vùng tai giữa và gây bệnh.

Viêm tai giữa có hai loại là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mãn tính. Viêm tai giữa cấp tính có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn ở giai đoạn cấp tính, tuy nhiên nếu phát hiện trễ và điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai giữa mãn tính rất khó điều trị, không những vậy còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới não.

Biểu hiện của viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Hầu hết những trẻ khi mắc bệnh viêm tai giữa đều khó chịu, quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, sốt và tiêu chảy,..Tùy vào mỗi giai đoạn mà có những biểu hiện cụ thể khác nhau.

Ở giai đoạn khởi phát: trẻ nhảy mũi, nghẹt mũi, sốt cao từ 39 đến 40 độ, đau tai, trẻ hay đưa tay lên vùng tai và sau gáy, lắc đầu, gãi tai,..

Trẻ thường đưa tay lên vò tai
Trẻ thường đưa tay lên vò tai

Ở giai đoạn toàn phát: giai đoạn này bệnh đã trở nên nặng hơn, tai trẻ sẽ bắt đầu tích tụ mủ, trẻ đau và quấy khóc nhiều hơn. Khi lượng mủ tích tụ đủ nhiều sẽ dẫn đến bị thủng màng nhĩ, tràn dịch ra ngoài tai,… 

Ho đờm khiến trẻ khó chịu, khó thở
Trẻ quấy khóc khó chịu

Một điểm lưu ý của giai đoạn này đó là tình trạng sốt và tiêu chảy sẽ giảm, điều đó sẽ làm cho nhiều bố mẹ nhầm lẫn là bệnh con sắp khỏi mà không đưa con đến bệnh viện, làm cho tình trạng bệnh con nặng hơn và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm xương chũm, thủng màng nhĩ, viêm màng não,… 

Tiêu chảy trong giai đoạn này cũng là một biểu hiện đáng lưu ý, trẻ đi phân sống, đi nhiều lần và dùng thuốc chống tiêu chảy cũng không đem lại hiệu quả, cho đến khi vấn đề viêm tai giữa được giải quyết.

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp ở trẻ, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu, bệnh sẽ nhanh khỏi và không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ để lại những hậu quả vô cùng nguy hiểm.

Khi tai giữa bị viêm, quá trình tiếp nhận thông tin của trẻ cũng diễn ra chậm hơn vì phản xạ nghe của trẻ bị chậm. Nếu như trẻ đang ở độ tuổi tập nói, viêm tai giữa sẽ kéo theo tình trạng chậm nói ở trẻ, điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ về sau như phát âm, tốc độ nói chữ, lưu loát ngôn từ. Nếu bệnh kéo dài càng lâu thì sự ảnh hưởng càng trở nên sâu sắc. Vậy nên điều trị viêm tai giữa cho trẻ cành nhanh càng tốt.

Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa
Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa

Khi tai bị mưng mủ, ứ đọng dịch bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa, rạch để hút dịch ra, nếu để vỡ mủ, lỗ thủng quá lớn, không thể tự lành lại thì phải mổ để vá lỗ thủng màng nhĩ. Chẳng những vậy, khi đặt ống để hút dịch ra sẽ gây đau đớn và khó chịu cho trẻ.

Khi viêm tai giữa ở giai đoạn toàn phát sẽ gây ảnh hưởng đến các mô bên cạnh, hệ thống xương chũm, ốc tai, màng nhĩ, xơ cứng khớp giữa các xương con, thủng màng nhĩ, nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng điếc vĩnh viễn. Không chỉ vậy, khi vi khuẩn virus ở đó sinh sôi. Nó không chỉ ở tai mà còn theo máu lên các vùng của não, gây viêm não, áp xe não phải can thiệp ngoại khoa. Như bạn đã biết, khi ảnh hưởng đến não thì hậu quả để lại vô cùng đáng tiếc.

Trẻ quấy khóc bỏ bú
Trẻ quấy khóc bỏ bú

Khi bị viêm tai giữa, trẻ sơ sinh sẽ đau, khó chịu, nhạt miệng và không muốn ăn, bỏ bú. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Trẻ xanh xao, sụt kí thấy rõ, người không có năng lượng tác động đến hoạt động thường ngày của trẻ. Nếu mẹ không xây dựng chế độ ăn phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng để bù đắp cho trẻ thì quá trình hồi phục thể trạng của trẻ sẽ trở nên khó khăn.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa

Chữa dứt điểm bệnh viêm tai giữa cho trẻ
Chữa dứt điểm bệnh viêm tai giữa cho trẻ
  • Khi phát hiện con bị viêm tai giữa mẹ phải nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời. 
  • Để quá trình điều trị bệnh có tiến triển tốt, mẹ cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Dùng thuốc đúng và đủ liều là điều kiện hàng đầu trong việc điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa ở trẻ.
  • Khi trẻ có dịch mủ viêm, mẹ phải vệ sinh tai cho trẻ thường xuyên bằng cách giặt khăn nước ấm lau nhẹ tai cho trẻ. Lưu ý không được đưa vào sâu bên trong và làm mạnh sẽ làm đau trẻ.
  • Vệ sinh mũi, hút mũi cho trẻ kèm theo nếu trẻ lớn phải hướng dẫn súc miệng bằng nước muối để làm sạch và tiêu diệt những vi khuẩn ở vùng này. Bởi vì tai mũi họng là ba bộ phận liên quan và thông với nhau.
  • Điều trị dứt điểm viêm mũi họng cũng chính là cách để viêm tai giữa không tái phát.
Dùng dụng cụ hút mũi chữ U
Hút mũi nếu trẻ bị sổ mũi
  • Vì trẻ sơ sinh chưa ăn dặm được nên mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng cho bản thân để cho sữa trẻ được nhiều chất, tăng đề kháng cho bé.
  • Bổ xung thêm vitamin C và men tiêu hóa để quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, cải thiện tình trạng đi cầu lỏng.

Cần chữa dứt điểm bệnh viêm tai giữa kịp thời để không để lại di chứng. Hi vọng với bài viết này của REVIEW CẢ THẾ GIỚI mẹ có thể hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và chú ý đến biểu hiện hằng ngày của con hơn để phát hiện bệnh sớm.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Phương Tâm tổng hợp và viết

(Từng công tác tại bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Đức- Quảng Nam)

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.