CẦN ĐỌC: Cách chữa hóc xương cá cho trẻ em

Cách chữa hóc xương cá cho trẻ em

Cá là món ăn được các mẹ thường xuyên lựa chọn vào bữa ăn hàng ngày của con vì có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên vì đôi lần bất cẩn mà dẫn đến trẻ bị hóc xương cá. Lúc đó phải làm thế nào? REVIEW CẢ THẾ GIỚI sẽ mách bạn những cách chữa hóc xương cá cho trẻ em.

Tình trạng hóc xương cá

[Bài được viết bởi Điều dưỡng viên] Hóc xương cá ở trẻ là tình trạng khi trẻ ăn cá có lẫn xương nhưng xương đó không được nhai và trôi xuống dạ dày mà bị mắc lại cổ họng, có khi là thực quản,… gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu thậm chí là chảy máu và viêm sưng.

Hóc xương cá có nguy hiểm cho trẻ em?

Trẻ bị hóc xương cá
Trẻ bị hóc xương cá

Bản thân người lớn khi hóc xương cá đã cảm thấy không hề dễ chịu, bởi đem lại cảm giác đau đớn đến cả nuốt nước bọt cũng đau chưa kể là ăn uống, nhiều lúc còn gây viêm sưng chảy máu. Vì thế, khi trẻ con bị hóc xương cá thì thật sự vô cùng nguy hiểm do cổ họng trẻ nhỏ và mềm, dễ tổn thương. Những di chứng để lại khi trẻ bị hóc xương nhưng xử lý không đúng sẽ là: thủng mạch máu, thủng thực quản, nhiễm trùng máu, sưng viêm áp xe cổ họng.

Thêm một điều khá quan trọng nữa, là vì trẻ con không giống người lớn, đôi khi tự chúng không biết được là mình đang bị mắc xương cá. Vì thế phụ huynh cần chú ý để phát hiện ra trẻ có đang bị mắc xương cá hay không để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu để lâu tình trạng sẽ càng nguy hiểm.

Những biểu hiện thường có khi trẻ bị hóc xương cá

Biểu hiện khi trẻ hóc xương cá
Biểu hiện khi trẻ hóc xương cá
  1. Trẻ đang ăn bỗng nhiên mắc ói và ói, không chịu ăn nữa.
  2. Trẻ khóc, tay đưa lên miệng và cổ họng.
  3. Miệng trẻ chảy nước bọt do trẻ đau họng không nuốt nước bọt xuống được.
  4. Trẻ bứt rứt, khó chịu và quấy khóc liên tục.

Cách chữa hóc xương cá cho trẻ em tại nhà

Nhiều mẹ khi thấy con hóc xương cá khóc lóc nôn ói thì rất lo sợ và luýnh quýnh không biết phải xử lý như thế nào. Vậy nên, điều đầu tiên là các mẹ phải bình tĩnh và thực hiện các cách sau đây.

  • Bước đầu tiên là ngưng cho trẻ ăn ngay và trấn an trẻ nhẹ nhàng để trẻ đỡ hoảng sợ.
  • Bảo trẻ hả miệng ra, dùng đèn pin soi xem xương cá mắc ở đâu.
  • Nếu bạn đã thấy xương cá hoặc trường hợp không thấy xương cá thì cũng cho trẻ uống nước. Nếu sau uống trẻ không khóc nữa và bật đèn pin lên soi không thấy xương cá nữa thì xương đã trôi xuống dạ dày.
  • Trường hợp sau khi uống nước trẻ vẫn khóc soi đèn pin có thể thấy hoặc không thấy xương cá thì tức có nghĩa rằng xương cá đã cắm sâu hơn hoặc xương cá đã mắc đoạn dưới thực quản mà bạn không nhìn thấy được. Trường hợp này, có thể áp dụng một số cách sau:

Cách 1: Cho trẻ uống một muỗng dầu Oliu hoặc dầu ăn, chất trơn của dầu ăn cũng giúp trẻ nuốt trôi được miếng xương cá bị mắc ở đó xuống dạ dày. 

Dùng dầu oliu
Dùng dầu oliu

Cách 2: Cho trẻ ngậm vitamin C dạng sủi, sẽ làm cho xương mềm và tiêu hủy nó đi. Đồng thời cũng giúp làm giảm tình trạng viêm, sưng đỏ cổ họng khi bị xương cá đâm vào.

Cách 3: Cho trẻ ngậm vỏ cam trong miệng 5 đến 10 phút, tinh chất trong vỏ cam cũng giúp làm mềm xương cá và tiêu hủy nó để trẻ nuốt xuống dạ dày.

Cách 4: Có thể cho trẻ uống coca hoặc một số loại nước có gas. Gas ở trong nước sẽ làm bong tróc miếng xương hóc ra khỏi vị trí và dễ dàng nuốt xuống dạ dày.

Cách 5: Nếu lúc đó bạn đang có chuối chín, hãy cho trẻ ăn một miếng, bảo trẻ ngậm trong miệng 2 đến 3 phút để miếng chuối ngấm đầy nước bọt, sau đó bảo trẻ nuốt thật nhanh, miếng xương sẽ theo miếng chuối và trôi xuống dạ dày.

Ăn chuối là một cách chữa hóc xương cá
Ăn chuối là một cách chữa hóc xương cá

Lưu ý khi chữa hóc xương cá cho trẻ

  • Trường hợp bạn nhìn thấy trẻ bị hóc xương cá lớn, thì nên cân nhắc khi sử dụng 1 trong 5 cách trên. Vì nếu không khéo, vô tình lại làm xương cá hóc đâm sâu hơn vào cổ họng. Trường hợp này nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ xử lý.
  • Nhiều người cho rằng, khi hóc xương thì nên bắt trẻ ho khạc để tống xương ra ngoài, tuy nhiên nếu như khạc quá mạnh hoặc do tư thế hóc của miếng xương mà vô tình đẩy miếng xương cắm sâu hơn.
  • Không được dùng tay móc vào cổ họng trẻ để lấy xương ra, càng làm trẻ khó chịu và thậm chí còn gây chảy máu, thủng mạch máu và thực quản.
  • Bạn có thể cho con ăn chuối để khi nuốt đẩy xương cá xuống, tuy nhiên không được cho con nuốt cục cơm lớn, vì cơm khô và cứng không như chuối, không những nó không giúp xương đẩy xuống mà còn là xương cắm sâu hơn và có thể bị nghẹn, sẽ vô cùng nguy hiểm.

Cách bác sĩ xử lý khi trẻ bị hóc xương cá tại bệnh viện

Cho bé tới bệnh viện
Cho bé tới bệnh viện

Trong trường hợp trẻ bị hóc xương cá lớn, làm nhiều cách nhưng vẫn không hết và có dấu hiệu chảy máu, phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ xử lý kịp thời.

Để lấy xương cá bị hóc, bác sĩ sẽ làm như sau:

  • Để xác định vị trí xương hóc, bác sĩ sẽ dùng đèn pin để soi vào cổ họng của trẻ. Nếu có thể thấy được vị trí của xương, bác sĩ sẽ tiến hành dùng kìm y tế và dụng hỗ trợ để gắp xương ra.
  • Tuy nhiên nếu xương cá hóc sâu hay ở những vị trí mà soi đèn pin không thấy được, bác sĩ sẽ cho trẻ nội soi hoặc chụp Xquang để thấy được vị trí xương hóc. Sau đó dùng dụng cụ nội soi họng để gắp xương ra ngoài.
Bác sỹ gắp dị vật trong cổ
Bác sỹ gắp dị vật trong cổ
  • Trong trường hợp trẻ không hợp tác, buộc phải thực hiện biện pháp gây mê để gắp xương cá bị hóc ra cho trẻ. Tuy nhiên đây là trường hợp xấu nhất, không còn cách nào khác thì mới áp dụng, vì gây mê cũng có nhiều biến chứng cho trẻ.

Sau khi bác sĩ gắp xương ra, họng trẻ chưa trở về bình thường ngay được vì vẫn còn những tổn thương tại nơi xương hóc và thao tác lấy đôi khi vẫn gây tổn thương cho họng trẻ. Nếu cổ họng có sưng hoặc viêm bác sĩ sẽ kê một số thuốc hỗ trợ, vài ngày sau họng trẻ sẽ trở lại bình thường.

Đề phòng trẻ con bị hóc xương cá

Cho trẻ ăn cá ít xương
Cho trẻ ăn cá ít xương

Để phòng trẻ bị hóc xương cá mẹ cần chú ý những điều sau.

  • Cần chọn cho con những loại cá lớn, thịt nhiều và ít xương dăm ( cá thu, cá ngừ, cá hồi..)
  • Khi sơ chế cá cho con cần lọc xương hết mức có thể, khi nấu cháo cá cho con thì cũng nên chọn cá lớn và hết sức lưu ý vì xương cá sẽ lẫn vào cháo rất dễ bị hóc.
  • Trước khi đút thức ăn có cá cho con hoặc nếu con tự xúc ăn thì nên kiểm tra xương cá có còn sót trong đó không trước khi đưa cho con hay đút con ăn.
  • Khi cho con ăn thì không được cười giỡn, chạy nhảy sẽ dễ dẫn đến hóc xương cá.
  • Khi con tự ăn thì mẹ nên quan sát con, tập cho con thói quen nhai kỹ khi ăn.

Cá là loại thức ăn dễ ăn và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao cho sự phát triển của trẻ, vì thế nó không thể thiếu trong chế độ ăn hằng ngày của con. Tuy nhiên việc cho con ăn cá làm sao để an toàn và không bị hóc xương là điều vô cùng quan trọng. Vậy nên, khi cho con ăn cá bố mẹ phải hết sức thận trọng.

Nhưng nếu không may trẻ bị hóc xương thì bố mẹ cũng không nên quá lo lắng, mà hãy thật bình tĩnh và xử lý kịp thời để không gây ra di chứng nguy hiểm cho con. Hi vọng với bài chia sẻ này, reviewcathegioi.com có thể giúp bạn có thêm những mẹo hay để có cách chữa hóc xương cá cho trẻ em. Chúc bé con nhà bạn ngoan và vui khỏe.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Phương Tâm tổng hợp và viết

(Từng công tác tại bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Đức- Quảng Nam)

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.